Chuyện về "Thung lũng tiên" ở xứ Mường
Gọi là "thung lũng tiên" bởi mảnh đất "heo hút mây ngàn gió núi" nơi đây có tới hàng chục người già sống qua ba thế kỷ trong sự thanh thản của tâm hồn và... sống chậm.Với độ cao 1.200 mét so với mực nước biển, nơi đây vốn được người ta gọi là nóc nhà của xứ Mường. Xã Lũng Vân (Tân Lạc, Hòa Bình) được mệnh danh là "thung lũng tiên" bởi mảnh đất "heo hút mây ngàn gió núi" này có tới hàng chục người già sống qua ba thế kỷ. Bí quyết sống trường thọ chẳng có gì đặc biệt là sự thanh thản của tâm hồn, là sống chậm.
Hơn 100 tuổi vẫn lao động
Lên Lũng Vân mùa nào cũng khó như lên trời vậy! Những con dốc dài, quanh co cứ thế nối tiếp nhau lên tới tận đỉnh núi. Hai bên sườn núi mây trắng lởn vởn ôm ấp lấy những tảng đá vôi nhấp nhô, chốc chốc lại theo gió bay lướt vào người đi đường khiến chúng tôi cữ ngỡ đây là chốn "bồng lai tiên cảnh". Lũng Vân hiện ra trong văn vắt. Những ngôi nhà của người Mường len lẩn trong nắng vàng. Có lẽ vì địa thế hiểm trở mà bấy lâu nay mảnh đất Lũng Vân này vẫn được người ta coi là nghèo truyền kiếp. Nhiều gia đình vẫn còn chạy ăn từng bữa thế nhưng con người nơi đây lại có tuổi thọ sánh ngang trời đất.
Gió từ trên núi thổi xào xạc từng cơn qua những nương ngô, nương đậu, thốc mớ váy Mường của cụ Mỉ đang mải mắng trâu dưới thung lũng bay lơ phơ. Hỏi về "thói quen" sống lâu, sống thọ ở nơi được mệnh danh "cõi tiên trần thế", "báu vật thượng đế đánh rơi" này cụ Mỉ (90 tuổi) cứ rỉ rả như đã quen thân chúng tôi tự lâu lắm: "Bà không nhớ được đâu, chắc cũng phải hàng chục người sống hơn trăm tuổi đấy".
Cụ Mỉ vẫn tự xâu kim, khâu vá.Nói đoạn bà cụ giơ hai bàn tay khô, ngoằn ngoèo lên lẩm bẩm: "Cụ Mí này, cụ Ón này, cụ Xuẩn này... Mỏi cái đầu quá, bà không nhớ được hết đâu, chắc tại già rồi đấy. Nếu muốn biết thì chú lên gặp cán bộ đi". Sống đến cái tuổi đó đa phần phải bấu tường mà đi, mắt mờ chân chậm, vịn nhờ con cháu còn nói gì đến trí nhớ. Vậy mà cụ Mỉ ngày ngày vẫn bám đuôi trâu đi khắp thung lũng, thậm chí còn vượt qua cả những tảng đá tai mèo sắc lẹm tỉa ngô... âu cũng là chuyện phi thường!
Lũng Vân hay Thung Mây còn có tên gọi xa xưa là Mường Chậm. Cái tên Lũng Vân, có lẽ được bắt nguồn từ đặc trưng của một thung lũng với bốn bề là núi cao dựng đứng quanh năm được mây bao phủ, là một trong 4 Mường lớn nhất của tỉnh Hòa Bình. Biết chúng tôi đến tìm hiểu về những người sống trường thọ, ông Đinh Văn Dứng tự hào: "Chẳng nơi đâu mỗi độ tết đến, xuân về lại được chủ tịch nước tặng quà nhiều như ở Lũng Vân này cả". Lật dở cuốn sổ ghi năm sinh của các cụ trong xã ông Dứng tiếp: "Xã này có tới 70 người trên 80 tuổi, trong đó có gần 20 người trên 100 tuổi. Đây là số liệu cũ, bây giờ chắc chắn còn nhiều cụ hơn 90 tuổi nữa. Người thọ nhất là cụ Đinh Thị Huệ, sinh năm 1897. Nhưng cụ đã mất vào năm 2011 rồi, trước đây cũng có 2 cụ ở xóm Chiềng mất lúc 112 tuổi".
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi đến gia đình cụ Hà Thị Mỉ (xóm Bục, Lũng Vân) năm nay cụ Mỉ vừa bước qua tuổi 100. Nhà cụ Mỉ nằm xum xúp bên sườn núi, thỉnh thoảng là tiếng lợn cắn nhau, rồi chạy đập vào chân nhà sàn lịch kịch. Trong nhà tối như hũ nút. Ngay cả những người tinh mắt cũng phải cố căng ra mới định vị những đồ đạc trong nhà. Vậy mà cụ Mỉ vẫn ngồi khâu vá những tấm váy bị rách do gai rừng cào những ngày lên rẫy. Với giọng nói nhanh pha trộn giữa tiếng Kinh và Mường nhưng chúng tôi vẫn nhận ra đó là một lời mời uống nước của cụ Mỉ.
Người cháu đích tôn của cụ Mỉ năm nay đã hơn 40 tuổi vừa pha trà vừa nói: "Đây là chè của cụ tự lên rừng hái đó. Đã hơn 100 tuổi nhưng thỉnh thoảng cụ vẫn lên rừng hái chè rồi tự xao. Mà cây chè là những cây cổ thụ vài trăm năm, phải trèo lên mới hái được đấy".
Ngày còn trẻ cụ Mỉ có tiếng là đẹp nhất vùng, đẹp như bông hoa rừng đang độ. Mà cũng chỉ biết là cụ đẹp thế, chứ có ai tưởng tượng được vì sao ở cái nơi "cùng trời cuối đất" quanh năm đói khổ, cụ lại đẹp nhường kia?
Nhắc đến thời trẻ, cụ Mỉ rực sáng đôi mắt: "Tôi lấy chồng lúc 15 tuổi, rồi sinh một mạch 7 người con cho ông ấy. Sau này cũng làm cán bộ. Năm 1975 tôi làm chi hội trưởng hội phụ nữ xóm, được cả giấy khen kia kìa". Hỏi cụ có bao nhiêu cháu chắt cụ Mỉ chỉ biết cười rồi lắc đầu: "Không nhớ được đâu, đông lắm. Chỉ biết là ngày tết tất cả chúng nó tụ tập, trong nhà đứng không hết còn phải đứng ra sân. Thịt mấy con lợn ăn có 2 bữa là hết cả rồi".
Người cháu đích tôn của cụ Mỉ năm nay đã hơn 40 tuổi vừa pha trà vừa nói: "Đây là chè của cụ tự lên rừng hái đó. Đã hơn 100 tuổi nhưng thỉnh thoảng cụ vẫn lên rừng hái chè rồi tự xao. Mà cây chè là những cây cổ thụ vài trăm năm, phải trèo lên mới hái được đấy".
Ngày còn trẻ cụ Mỉ có tiếng là đẹp nhất vùng, đẹp như bông hoa rừng đang độ. Mà cũng chỉ biết là cụ đẹp thế, chứ có ai tưởng tượng được vì sao ở cái nơi "cùng trời cuối đất" quanh năm đói khổ, cụ lại đẹp nhường kia?
Nhắc đến thời trẻ, cụ Mỉ rực sáng đôi mắt: "Tôi lấy chồng lúc 15 tuổi, rồi sinh một mạch 7 người con cho ông ấy. Sau này cũng làm cán bộ. Năm 1975 tôi làm chi hội trưởng hội phụ nữ xóm, được cả giấy khen kia kìa". Hỏi cụ có bao nhiêu cháu chắt cụ Mỉ chỉ biết cười rồi lắc đầu: "Không nhớ được đâu, đông lắm. Chỉ biết là ngày tết tất cả chúng nó tụ tập, trong nhà đứng không hết còn phải đứng ra sân. Thịt mấy con lợn ăn có 2 bữa là hết cả rồi".
Cả đời cụ chưa từng dùng một viên thuốc tây nào cả.Anh Bùi Văn Thắng, bí thư đoàn xã Lũng Vân trong vai trò người phiên dịch đưa chúng tôi lên gặp cụ Hà Thị Xuẩm (99 tuổi). Tiếng than củi nổ lách tách, khói bếp nghi ngút khiến căn nhà vắng người của cụ trở nên ấm cúng. Bên ánh lửa bập bùng, người phụ nữ sống vắt qua hai thế kỷ như là chỗ dựa, biểu tượng tinh thần cho con cháu. Hì hụi chuẩn bị bữa cơm chiều cho cả nhà cụ Xuẩn nói: "Chúng nó lên nương, lên rẫy hết rồi. Bây giờ bà không lên nương nữa, chỉ loanh quanh ở nhà nấu cơm, nuôi lợn thôi. Già rồi chẳng làm được nữa đâu".
Chiều đã chạng vạng, con cháu cụ Xuẩn cũng trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi. Con dâu cả của cụ cũng ngoài thất thập, mời chúng tôi chén nước được pha từ lá rừng, bà kể: "Mế tôi ham làm lắm, đã 100 tuổi rồi mà cứ đòi lên rẫy làm cùng con cháu. Mấy ngày trước đòi lên nhưng chúng tôi không cho, mế dỗi không ăn cơm đấy". Ngày nào cụ Xuẩn cũng dậy sớm hơn con cháu để chuẩn bị cơm sáng cho cả nhà. Hàng ngày chẳng khi nào cụ ngồi yên, nấu cơm xong lại nấu cám, băm bèo cho lợn. Cụ Xuẩn bảo, không làm là tối không sao ngủ được, đau cái lưng, mỏi cái chân. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng rất hiếm khi cụ phải dùng thuốc tây. Duy nhất có 1 lần phải uống thuốc tây đã cách đây 30 năm, ngày cụ bị đau dạ dày.
Bí quyết trường thọ
Đi khắp thung lũng trường thọ, trò chuyện với các già làng, gặp ai chúng tôi cũng đặt câu hỏi: Bí quyết trường thọ? Nhưng đều nhận được những nụ cười hiền hậu, mộc mạc và nói không có bí quyết gì cả, chỉ là "dậy sớm cùng ông mặt trời rồi đi làm nương, làm rẫy". Lũng Vân là sự hòa hợp của ba con suối lớn: Suối Hượp, suối Trong và Suối Miêu. Người trong bản bao đời dùng nước đó sinh hoạt, tất cả đều từ núi, từ rừng.
Ngày nào cụ Xuẩn cũng dậy sớm hơn con cháu để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà.Điều đặc biệt, người Lũng vân không bao giờ ăn gan động vật. Trà uống hàng ngày của người Lũng Vân đều là các vị thuốc được lấy trong rừng về phơi khô rồi đun lên. Loại nước này được người Lũng Vân dùng để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Mùa hè uống sẽ hạ nhiệt nhanh chóng, cảm giác mát lạnh, mùa đông lại có thể giữ ấm cho cơ thể rất tốt trước cái lạnh khiến nước đóng băng (nhiệt độ của Lũng Vân luôn thấp hơn nhiệt độ vùng khác 7 độ C). Cuộc sống biệt lập với bên ngoài, gần như théo lối "tự cung tự cấp" nên ông nhiễm môi trường chưa bao giờ xuất hiện.
Cụ Hà Thị Mí sống hơn 100 tuổi, ở cái tuổi mà nhiều người phải sống bằng thuốc, dựa vào thuốc thì cụ chưa từng dùng 1 viên thuốc từ ngày sinh ra. Cụ kể: "Cả đời bà chưa bao giờ uống thuốc tây cả. Ốm đau cũng hiếm khi lắm, chắc ông giời cũng thương nên không bắt ốm. Nếu ốm thì lấy sức đâu mà nuôi con? Bà nhớ, cách đây cũng 30 năm rồi. Hồi đó bà bị trượt dốc ngã gãy tay, thế mà về nhà bó lá rồi cũng khỏi, chẳng phải lên trạm xá hay đi viện gì cả".
Phải đặt chân đến Lũng Vân mới cảm nhận được cuộc sống nơi đây thật tinh khiết, không chút bụi bẩn. Với chúng tôi, ở Lũng Vân chẳng có liều thuốc thần tiên nào ngoài sự thanh thản về tâm hồn. Cụ Xuẩn, cụ Mí, cụ Ón... cũng như hầu hết những người dân sống trong cái thung lũng bình yên này, họ gần như tách biệt với cuộc sống hối hả ngoài kia. Dù vẫn đói khổ, vẫn còn lo ăn từng bữa nhưng họ vẫn lặng lẽ sinh ra, lặng lẽ lớn lên như cây rừng, cao mãi, cao mãi phủ bóng xuống lòng thung lũng.Ông Hà Văn Tơ, Chủ tịch UBND xã Lũng Vân:
Tuy cả xã có hơn 400 hộ gia đình nhưng các cụ bách niên thì ngồi chốc lát không thể nhớ hết họ tên. Nam nào cũng vậy, cứ khi tết đến xuân về, chính quyền xã lại đi chúc thọ những cụ già. Ngoài phần lụa của chủ tịch nước thì xã cũng có quà riêng tới các cụ. Nếu đi hết các cụ trường thọ thì đi cả ngày cũng không hết vì các bản ở đây xa nhau lắm. Ở đây có rất nhiều cụ trường thọ, có lẽ là do sự ưu đãi của thiên nhiên. Các cụ hay đi rừng, uống nước suối, kiếm lá rừng làm cây thuốc. Ở đây rất ít khi có những người mắc bệnh nan y, gần như không phải dùng đến thuốc.
Ông Đinh Văn Dứng, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Lũng Vân:
Cuộc sống ở đây vẫn còn rất khó khăn, các cụ chỉ ăn sắn ăn ngô nhưng vẫn rất khỏe mạnh. Xã Lũng Vân có đến 70 người trên 80 tuổi, trong đó gần 20 người trên 100 tuổi. Chúng tôi vẫn quan tâm đến tình hình sức khỏe của các cụ, thường xuyên đến động viên thăm hỏi các cụ.
Theo Cảnh sát toàn cầu
No comments:
Post a Comment