Toàn văn bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong buổi gặp mặt Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
"Thật phấn khởi khi thấy những gì rất nhiều người trong chúng ta đã nỗ lực để đạt được trong 20 năm qua giờ đây đang chuyển mình thành một mối quan hệ hợp tác quan trọng và mang tính xây dựng. Lần đầu tiên quay lại Việt Nam với tư cách là một thường dân năm 1991, tôi có thể cảm nhận được sự năng động đáng ngạc nhiên của người dân Việt Nam, cảm nhận một sự sẵn sàng để tái hội nhập với thế giới và thế giới cũng đã rất sẵn sàng để ngoái lại với Việt Nam.Tất nhiên, như chúng ta còn nhớ, việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam mà ở nhiều khía cạnh là thiết lập hoà bình, không hề đến một cách dễ dàng. Và thưa ngài Chủ tịch, tôi rất hài lòng được nói rằng ngay lúc này đây, trong căn phòng này có rất nhiều người đã từng đóng góp rất lớn trong nhiều năm qua nhằm xây dựng mối quan hệ này.
Tôi có thể thấy Thượng Nghị sỹ Bob Kerrey và Chuck Robb, cựu Thượng Nghị sỹ Tom Valleyly, người đã có nhiều gắn kết với chương trình [giảng dạy kinh tế] Fullbright; cựu Thượng Nghị sỹ Richard Lugar, và nhiều người khác nữa. Thượng Nghĩ sỹ Ben Cardin cũng có mặt, Dân biểu Sandy Levin ... Tất cả những người đã làm việc hết mình để xây dựng mối quan hệ này.
Sự thật là tất cả bọn họ đều nhớ rằng đó đã là một tiến trình khó khăn, gian khổ, đòi hỏi nhiều nỗ lực, một sự can đảm nhất định, và thậm chí là sự thoả hiệp. Tất cả chúng ta đều biết rằng vào lúc ấy, chúng ta đã không thể tiếp tục tiến tới mà không giải quyết câu hỏi khổng lồ chưa được giải đáp, đó là liệu có còn tù binh Mỹ sót lại Đông Nam Á hay không. Chúng ta cũng biết rằng tất cả những người của hai nước muốn giải quyết vấn đề đó đều phải đối mặt với sự phản đối của rất nhiều người ở cả hai phía. Và đó là lý do tại sao tôi sẽ luôn biết ơn các lãnh đạo Việt Nam mà tôi đã làm việc cùng trong suốt 10 năm đó để xây dựng một mối quan hệ đặc biệt, giúp chúng ta có thể đứng đây ngày hôm nay.
Họ đã giúp chúng tôi tìm kiếm vài nghìn người con của mình, mặc dù một số lớn khác vẫn mất tích. Họ đã tình nguyện cày bới những cánh đồng lúa của mình để giúp chúng tôi trả lời cho những nghi vấn. Họ cho phép chúng ta vào nhà, những ngôi nhà lịch sử, vào những nhà giam, đôi lúc không cần báo trước, để phỏng vấn các tù nhân. Họ chịu để cho những chiếc trực thăng [của chúng tôi] bay trên các làng xóm, như đã từng chịu đựng, nhưng với một thái độ hoàn toàn khác, để chúng tôi có thể tham vấn người dân và trả lời những câu hỏi không được giải đáp suốt nhiều năm. Và nhiều hơn một lần, họ còn dẫn lối cho chúng tôi băng qua những cánh đồng rải đầy mìn.
Cuối cùng, tình bạn mà chúng ta đã đúc kết và những nỗ lực mà chúng ta cùng nhau có được đã giúp giải quyết những vấn đề tồn đọng trong quá khứ để tiến tới việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước vào ngày 11 tháng Bảy, 1995. Và chỉ vài tuần sau đó, Ngoại trưởng thời bấy giờ, ông Warren Christopher, đã đáp xuống Hà Nội để thực hiện sứ mệnh hoà bình. Ông đã nói chuyện với tuổi trẻ Việt Nam về tương lai, dẫn một câu được khắc tại Văn Miếu, Hà Nội: “Thiên khởi Trung hưng, Thế khai Văn vận”. (Nguyên văn của John Kerry: “Heaven has ushered in an era of renewal”). Những từ này đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với ông, và có lẽ cũng với chúng ta ngày hôm nay.
Chủ đề đổi mới là tâm điểm của tình hữu nghị giữa chúng ta. Người Việt Nam đã học từ chính lịch sử của họ rằng, không có kẻ thù nào là mãi mãi, chỉ có những người mà họ chưa chịu kết bạn.
Ngày nay, khi người Mỹ nghe từ ‘Việt Nam’, họ đã có thể hình dung ra một đất nước chứ không phải một cuộc chiến. Và đó là thành tựu mà cả hai bên đã cùng đạt được. Trong suốt 18 năm qua, những ích lợi của việc bình thường hoá quan hệ đã được chứng minh đầy đủ. Việt Nam đã nổi lên như một trong những tấm gương của sự thành công ở Châu Á. Nhờ vào hiệp định thương mại song phương vào năm 2001, tổng giá trị mậu dịch giữa hai bên đã tăng gấp 50 lần từ năm 1995 đến nay. GDP bình quân trên đầu người tại Việt Nam từ đó đã tăng gần 500%. Cùng với Việt Nam và một số nước khác trong khu vực, chúng tôi đang nỗ lực để đi đến thoả thuận lịch sử dưới tên Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thoả thuận của thế kỷ 21 quy định chuẩn mực trong trao đổi thương mại nhằm thúc đẩy sự hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy sự thịnh vượng và đem lại cơ hội cho người dân của tất cả các nước thành viên.
Trong quá trình chuyển mình của mình, Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trước các vấn đề trong khu vực và toàn cầu. Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố của Việt Nam trong đó bày tỏ nguyện vọng muốn tham gia các chiến dịch gìn giữ hoà bình vào năm 2014 và hiện nay chúng tôi đang trung giúp đỡ họ để chuẩn bị cho những đợt triển khai đầu tiên.
Chúng ta cũng đang cộng tác để thúc đẩy an ninh trên biển và tăng cường khả năng cứu trợ nhân đạo cũng như ứng phó trước thiên tai. Chúng tôi đang tập trung các chương trình hỗ trợ của mình vào công tác tăng cường khả năng thích nghi, vào năng lượng sạch và sự phát triển bền vững để giúp Việt Nam khắc phục các vấn đề về thay đổi khí hậu. Chỉ mới gần đây tôi đã có cuộc gặp ở Brunei tại hội nghị APEC và chúng ta đã nói đến Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong cũng như một số vấn đề khác.
Chúng ta hiện đang hợp tác về giáo dục, và đó là một cầu nối rất quan trọng khác trong mối quan hệ giữa hai nước. Việt Nam là một xã hội với dân số trẻ, với 21 triệu người dưới độ tuổi 15. Quan trọng hơn hết, thế hệ tiếp theo của Việt Nam cần có trường học ở gần nhà, đủ khả năng chuẩn bị đầy đủ giúp học sinh Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu. Tôi đã luôn là người hết mực ủng hộ chương trình mà tôi vừa nhắc đến, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright ở thành phố Hồ Chí Minh. Sự thành công của chương trình này là một minh chứng cho thấy các khoá dạy đại học độc lập của Hoa Kỳ hoàn toàn có khả năng phát triển tại Việt Nam.
Giờ đây, khi chúng ta nhìn về tương lai của mối quan hệ Việt - Mỹ, chúng ta cũng cần nhớ rằng sự bình thường hoá quan hệ đã không thể xảy ra nếu không có những cuộc đối thoại chân thành, ngay thẳng giữa Washington và Hà Nội, thậm chí trước cả những vấn đề nhạy cảm như nhân quyền, và tôi quyết tâm xây dựng mối quan hệ hợp tác, chân thành này, vốn là điều rất cần thiết cho cả hai nước chúng ta.
45 năm trước, hàng trăm nghìn người Mỹ đã chiến đấu trên những cánh đồng, con sông của Việt Nam. Ngày nay, hàng trăm nghìn người chúng tôi lại đến thăm những phiên chợ, những di tích lịch sử. Chúng ta đã cùng nhau đi một chặn đường dài, và tôi xin khẳng định với ngài, thưa ngài Chủ tịch, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng quan hệ giữa hai bên trong những năm tới.
Cho phép tôi nói thêm. Khi đọc về lý lịch của ngài Chủ tịch trước khi chào đón ngài đến với nước Mỹ và sau đó là đến trụ sở Bộ Ngoại giao, tôi để ý thấy vào năm 1966, ngài đã gia nhập vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam; cùng năm 1966, tôi gia nhập Hải quân Hoa Kỳ. Năm 1969, ngài tham gia vào quân du kích ở một quận phía Nam Sài Gòn; năm 1969, tôi đang tham chiến tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Sau đó, vào năm 1984, ông đã đảm nhận nhiều trọng trách ở Việt Nam, cuối cùng trở thành chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó, tôi được bầu vào Thượng Nghị viện Hoa Kỳ, đảm nhận những trọng trách không quan trọng mấy (cả căn phòng bật cười).
Tuy nhiên, rõ ràng là có một sự tương đương, một điều diễn ra song song một cách thú vị. Giờ đây, ngài là Chủ tịch của nước mình, và tôi được vinh dự phục vụ cho Tổng thống Obama với vị trí hiện tại. Vì thế chúng ta có cơ hội để xây dựng trên quá khứ của mình qua chuyến đi này, và với tinh thần đó, xin cho phép tôi nâng ly để chúc mừng sức khoẻ của Chủ tịch Sang, chúc mừng cho mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa người dân hai nước, cho lời hứa đổi mới, vốn là tâm điểm của mối quan hệ giữa chúng ta, và cho Việt Nam, từ sự đối đầu đến tình hữu nghị. (Vỗ tay)(FB Ben's Journal)
Sự thật là tất cả bọn họ đều nhớ rằng đó đã là một tiến trình khó khăn, gian khổ, đòi hỏi nhiều nỗ lực, một sự can đảm nhất định, và thậm chí là sự thoả hiệp. Tất cả chúng ta đều biết rằng vào lúc ấy, chúng ta đã không thể tiếp tục tiến tới mà không giải quyết câu hỏi khổng lồ chưa được giải đáp, đó là liệu có còn tù binh Mỹ sót lại Đông Nam Á hay không. Chúng ta cũng biết rằng tất cả những người của hai nước muốn giải quyết vấn đề đó đều phải đối mặt với sự phản đối của rất nhiều người ở cả hai phía. Và đó là lý do tại sao tôi sẽ luôn biết ơn các lãnh đạo Việt Nam mà tôi đã làm việc cùng trong suốt 10 năm đó để xây dựng một mối quan hệ đặc biệt, giúp chúng ta có thể đứng đây ngày hôm nay.
Họ đã giúp chúng tôi tìm kiếm vài nghìn người con của mình, mặc dù một số lớn khác vẫn mất tích. Họ đã tình nguyện cày bới những cánh đồng lúa của mình để giúp chúng tôi trả lời cho những nghi vấn. Họ cho phép chúng ta vào nhà, những ngôi nhà lịch sử, vào những nhà giam, đôi lúc không cần báo trước, để phỏng vấn các tù nhân. Họ chịu để cho những chiếc trực thăng [của chúng tôi] bay trên các làng xóm, như đã từng chịu đựng, nhưng với một thái độ hoàn toàn khác, để chúng tôi có thể tham vấn người dân và trả lời những câu hỏi không được giải đáp suốt nhiều năm. Và nhiều hơn một lần, họ còn dẫn lối cho chúng tôi băng qua những cánh đồng rải đầy mìn.
Cuối cùng, tình bạn mà chúng ta đã đúc kết và những nỗ lực mà chúng ta cùng nhau có được đã giúp giải quyết những vấn đề tồn đọng trong quá khứ để tiến tới việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước vào ngày 11 tháng Bảy, 1995. Và chỉ vài tuần sau đó, Ngoại trưởng thời bấy giờ, ông Warren Christopher, đã đáp xuống Hà Nội để thực hiện sứ mệnh hoà bình. Ông đã nói chuyện với tuổi trẻ Việt Nam về tương lai, dẫn một câu được khắc tại Văn Miếu, Hà Nội: “Thiên khởi Trung hưng, Thế khai Văn vận”. (Nguyên văn của John Kerry: “Heaven has ushered in an era of renewal”). Những từ này đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với ông, và có lẽ cũng với chúng ta ngày hôm nay.
Chủ đề đổi mới là tâm điểm của tình hữu nghị giữa chúng ta. Người Việt Nam đã học từ chính lịch sử của họ rằng, không có kẻ thù nào là mãi mãi, chỉ có những người mà họ chưa chịu kết bạn.
Ngày nay, khi người Mỹ nghe từ ‘Việt Nam’, họ đã có thể hình dung ra một đất nước chứ không phải một cuộc chiến. Và đó là thành tựu mà cả hai bên đã cùng đạt được. Trong suốt 18 năm qua, những ích lợi của việc bình thường hoá quan hệ đã được chứng minh đầy đủ. Việt Nam đã nổi lên như một trong những tấm gương của sự thành công ở Châu Á. Nhờ vào hiệp định thương mại song phương vào năm 2001, tổng giá trị mậu dịch giữa hai bên đã tăng gấp 50 lần từ năm 1995 đến nay. GDP bình quân trên đầu người tại Việt Nam từ đó đã tăng gần 500%. Cùng với Việt Nam và một số nước khác trong khu vực, chúng tôi đang nỗ lực để đi đến thoả thuận lịch sử dưới tên Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thoả thuận của thế kỷ 21 quy định chuẩn mực trong trao đổi thương mại nhằm thúc đẩy sự hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy sự thịnh vượng và đem lại cơ hội cho người dân của tất cả các nước thành viên.
Trong quá trình chuyển mình của mình, Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trước các vấn đề trong khu vực và toàn cầu. Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố của Việt Nam trong đó bày tỏ nguyện vọng muốn tham gia các chiến dịch gìn giữ hoà bình vào năm 2014 và hiện nay chúng tôi đang trung giúp đỡ họ để chuẩn bị cho những đợt triển khai đầu tiên.
Chúng ta cũng đang cộng tác để thúc đẩy an ninh trên biển và tăng cường khả năng cứu trợ nhân đạo cũng như ứng phó trước thiên tai. Chúng tôi đang tập trung các chương trình hỗ trợ của mình vào công tác tăng cường khả năng thích nghi, vào năng lượng sạch và sự phát triển bền vững để giúp Việt Nam khắc phục các vấn đề về thay đổi khí hậu. Chỉ mới gần đây tôi đã có cuộc gặp ở Brunei tại hội nghị APEC và chúng ta đã nói đến Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong cũng như một số vấn đề khác.
Chúng ta hiện đang hợp tác về giáo dục, và đó là một cầu nối rất quan trọng khác trong mối quan hệ giữa hai nước. Việt Nam là một xã hội với dân số trẻ, với 21 triệu người dưới độ tuổi 15. Quan trọng hơn hết, thế hệ tiếp theo của Việt Nam cần có trường học ở gần nhà, đủ khả năng chuẩn bị đầy đủ giúp học sinh Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu. Tôi đã luôn là người hết mực ủng hộ chương trình mà tôi vừa nhắc đến, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright ở thành phố Hồ Chí Minh. Sự thành công của chương trình này là một minh chứng cho thấy các khoá dạy đại học độc lập của Hoa Kỳ hoàn toàn có khả năng phát triển tại Việt Nam.
Giờ đây, khi chúng ta nhìn về tương lai của mối quan hệ Việt - Mỹ, chúng ta cũng cần nhớ rằng sự bình thường hoá quan hệ đã không thể xảy ra nếu không có những cuộc đối thoại chân thành, ngay thẳng giữa Washington và Hà Nội, thậm chí trước cả những vấn đề nhạy cảm như nhân quyền, và tôi quyết tâm xây dựng mối quan hệ hợp tác, chân thành này, vốn là điều rất cần thiết cho cả hai nước chúng ta.
45 năm trước, hàng trăm nghìn người Mỹ đã chiến đấu trên những cánh đồng, con sông của Việt Nam. Ngày nay, hàng trăm nghìn người chúng tôi lại đến thăm những phiên chợ, những di tích lịch sử. Chúng ta đã cùng nhau đi một chặn đường dài, và tôi xin khẳng định với ngài, thưa ngài Chủ tịch, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng quan hệ giữa hai bên trong những năm tới.
Cho phép tôi nói thêm. Khi đọc về lý lịch của ngài Chủ tịch trước khi chào đón ngài đến với nước Mỹ và sau đó là đến trụ sở Bộ Ngoại giao, tôi để ý thấy vào năm 1966, ngài đã gia nhập vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam; cùng năm 1966, tôi gia nhập Hải quân Hoa Kỳ. Năm 1969, ngài tham gia vào quân du kích ở một quận phía Nam Sài Gòn; năm 1969, tôi đang tham chiến tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Sau đó, vào năm 1984, ông đã đảm nhận nhiều trọng trách ở Việt Nam, cuối cùng trở thành chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó, tôi được bầu vào Thượng Nghị viện Hoa Kỳ, đảm nhận những trọng trách không quan trọng mấy (cả căn phòng bật cười).
Tuy nhiên, rõ ràng là có một sự tương đương, một điều diễn ra song song một cách thú vị. Giờ đây, ngài là Chủ tịch của nước mình, và tôi được vinh dự phục vụ cho Tổng thống Obama với vị trí hiện tại. Vì thế chúng ta có cơ hội để xây dựng trên quá khứ của mình qua chuyến đi này, và với tinh thần đó, xin cho phép tôi nâng ly để chúc mừng sức khoẻ của Chủ tịch Sang, chúc mừng cho mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa người dân hai nước, cho lời hứa đổi mới, vốn là tâm điểm của mối quan hệ giữa chúng ta, và cho Việt Nam, từ sự đối đầu đến tình hữu nghị. (Vỗ tay)(FB Ben's Journal)
No comments:
Post a Comment