Có nên tính nợ của DN nhà nước vào nợ công?
Các tổ chức quốc tế hay các cơ quan quản lý của Việt Nam vẫn có những quan điểm khác nhau khi nhắc đến khái niệm nợ công. Xem đồng hồ ở cuối bài. Để xem nợ của từng nước, bấm vào các ô bên phải đồng hồ.
Trước đây, Việt Nam chỉ có nợ Chính phủ và nợ DN, khái niệm nợ công được chính thức sử dụng từ năm 2009 sau khi Luật Quản lý nợ công được thông qua.
Cho tới nay, các tổ chức quốc tế hay các cơ quan quản lý của Việt Nam vẫn có những quan điểm khác nhau khi nhắc đến khái niệm nợ công cũng như các chỉ tiêu xác định phạm vi nợ công. Sự khác nhau đó thể hiện rõ nhất khi xác định phạm vi nợ của DN Nhà nước (DNNN).
Theo quan điểm của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức này luôn xếp các khoản nợ tự vay tự trả của DNNN vào danh sách nợ công. Đồng thuận với IMF, đại diện Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đại diện Viện Quản lý kinh tế Trung ương cũng đều cho rằng, tất cả các khoản nợ của DNNN phải tính vào nợ công vì suy cho cùng chủ sở hữu thực sự của các DNNN chính là Nhà nước.
Có thể về mặt kỹ thuật, không nên thống kê nợ DNNN vào nợ công, nhưng về mặt quản lý rủi ro, các khoản nợ này cần được giám sát một cách chặt chẽ như một khoản vay của Chính phủ, không chỉ khâu nợ mà cả khâu đi vay để tránh dẫn đến một hệ quả mà ngân sách Nhà nước phải xử lý.
Còn theo ông Hoàng Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, theo Luật DN, DN là người trực tiếp chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ phát sinh của mình, Chính phủ chỉ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nợ trong trường hợp các DN được Chính phủ bảo lãnh vay đang gặp khó khăn và tạm thời không có khả năng trả nợ.
Do đó, chỉ các khoản nợ vay trong, ngoài nước được bảo lãnh Chính phủ và nợ vay lại từ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ được tính là nợ công vì nghĩa vụ nợ cuối cùng thuộc Chính phủ trong khi các khoản nợ tự vay tự trả của các DNNN không được tính.
Ông Hải cho biết thêm, trước đây, trong quá trình soạn thảo Luật Quản lý nợ công, vấn đề này đã được đưa ra và thảo luận rất kỹ. Việc DNNN đi vay thì tất yếu phải có trách nhiệm với khoản nợ đó. Chỉ trường hợp DN được Chính phủ bảo lãnh vì khoản vay đó cần thiết, quan trọng, Chính phủ mới chịu trách nhiệm.
Do vậy, việc không đưa các khoản nợ tự vay tự trả của các DNNN vào phạm vi nợ công là hợp lý. "Không thể để các DN đi vay rồi có niềm tin là vay bao nhiêu cũng được, Chính phủ sẽ trả hết"- ông Hoàng Hải khẳng định.
Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=662248#ixzz2ZenNHr4i
http://www.xaluan.com/
Nợ công Việt Nam: 826,4 USD/người dân
Thứ Bẩy, 06/07/2013, 09:50 AM (GMT+7)
Lúc 7 giờ hôm qua (5.7), Đồng hồ nợ công toàn cầu báo chỉ số trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh số nợ công 826,4 USD.
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 74,294 tỷ USD; nợ công chiếm 48,9% GDP, tăng 12,2% so với năm 2012.
Như vậy, tỷ lệ nợ công so với GDP đang giảm, còn nợ bình quân theo đầu người vẫn tiếp tục tăng. Bởi trước đó, tính đến 13 giờ ngày 17.1.2013, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 70,576 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 787,9 USD; nợ công chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011.
Như vậy, tỷ lệ nợ công so với GDP đang giảm, còn nợ bình quân theo đầu người vẫn tiếp tục tăng. Bởi trước đó, tính đến 13 giờ ngày 17.1.2013, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 70,576 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 787,9 USD; nợ công chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011.
Theo Mai Nguyễn (Dân Việt)
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 7h00 (giờ Việt Nam) hôm nay (5/7), nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 74,294 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 826,4 USD; nợ công chiếm 48,9% GDP, tăng 12,2% so với năm 2012. Nợ công toàn cầu đang ở mức trên 51.015 tỷ USD.
Đến 15h00 ngày 15/4, chỉ số nợ công của Việt Nam chiếm 49,2% GDP toàn quốc. Theo đó, với tổng mức nợ công hiện là 72,523 tỷ USD, tính theo mức dân số Việt Nam mà Global debt clock cung cấp là 89.740.893 người, mỗi người dân đang “gánh” 808,1 USD nợ công.
Nhớ lại hồi tháng 9/2012, số liệu mà Economist đưa ra, lúc 15h00 ngày 4/9, tổng mức nợ công của Việt Nam nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới, với mức nợ khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, tăng 11,2% so với năm trước đó. Mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam lúc này là 756,9 USD. Còn nợ công toàn cầu 48.771 tỷ USD. Đến 13h00 ngày 28/9/2012, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 68,119 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 762,2 USD; nợ công chiếm 49,9% GDP. Cùng thời điểm, nợ công toàn cầu đang ở mức trên 48.947 tỷ USD.
Giữa tháng 11/2012, theo đánh giá của Bộ Tài chính, nợ công và nợ Chính phủ của Việt Nam vẫn ở trong ngưỡng an toàn (trần khống chế trong giai đoạn 2011 - 2020 là dư nợ công không quá 65% GDP, dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP).
Ngày 21/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công, bao gồm phát hiện rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, xử lý rủi ro và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.
Mục tiêu quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công nhằm tối ưu hóa cơ cấu nợ công, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nợ công; đảm bảo không làm tăng nghĩa vụ nợ công đã được xử lý so với khoản nợ ban đầu đưa ra xử lý quy về giá trị hiện tại ở thời điểm xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong tình huống xấu nhất với chi phí phát sinh hợp lý.
Về nguyên tắc xử lý rủi ro, chỉ áp dụng cho các nguyên nhân khách quan. Các khoản nợ công bị rủi ro do các nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải chịu trách nhiệm xử lý và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nợ công của Việt Nam trên Đồng hồ nợ công toàn cầu, lúc 7h00 ngày 5/7/2013Như vậy, tỷ lệ nợ công so với GDP đang giảm, còn nợ bình quân theo đầu người vẫn tiếp tục tăng. Bởi trước đó, tính đến 13h00 hôm 17/1/2013, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 70,576 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 787,9 USD; nợ công chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011. Nợ công toàn cầu đang ở mức trên 49.767 tỷ USD.
Đến 15h00 ngày 15/4, chỉ số nợ công của Việt Nam chiếm 49,2% GDP toàn quốc. Theo đó, với tổng mức nợ công hiện là 72,523 tỷ USD, tính theo mức dân số Việt Nam mà Global debt clock cung cấp là 89.740.893 người, mỗi người dân đang “gánh” 808,1 USD nợ công.
Nhớ lại hồi tháng 9/2012, số liệu mà Economist đưa ra, lúc 15h00 ngày 4/9, tổng mức nợ công của Việt Nam nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới, với mức nợ khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, tăng 11,2% so với năm trước đó. Mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam lúc này là 756,9 USD. Còn nợ công toàn cầu 48.771 tỷ USD. Đến 13h00 ngày 28/9/2012, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 68,119 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 762,2 USD; nợ công chiếm 49,9% GDP. Cùng thời điểm, nợ công toàn cầu đang ở mức trên 48.947 tỷ USD.
Giữa tháng 11/2012, theo đánh giá của Bộ Tài chính, nợ công và nợ Chính phủ của Việt Nam vẫn ở trong ngưỡng an toàn (trần khống chế trong giai đoạn 2011 - 2020 là dư nợ công không quá 65% GDP, dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP).
Ngày 21/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công, bao gồm phát hiện rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, xử lý rủi ro và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.
Mục tiêu quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công nhằm tối ưu hóa cơ cấu nợ công, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nợ công; đảm bảo không làm tăng nghĩa vụ nợ công đã được xử lý so với khoản nợ ban đầu đưa ra xử lý quy về giá trị hiện tại ở thời điểm xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong tình huống xấu nhất với chi phí phát sinh hợp lý.
Về nguyên tắc xử lý rủi ro, chỉ áp dụng cho các nguyên nhân khách quan. Các khoản nợ công bị rủi ro do các nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải chịu trách nhiệm xử lý và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Quy chế này cũng quy định việc phòng ngừa và xử lý rủi ro phải căn cứ vào thỏa thuận vay hoặc công cụ nợ gốc trong danh mục nợ công hiện hành, nguyên nhân phát sinh rủi ro, phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế./.
Xuân Thân/VOV online
The global debt clock
Our interactive overview of government debt across the planet
The clock is ticking. Every second, it seems, someone in the world takes on more debt. The idea of a debt clock for an individual nation is familiar to anyone who has been to Times Square in New York, where the American public shortfall is revealed. Our clock (updated September 2012) shows the global figure for almost all government debts in dollar terms.
Does it matter? After all, world governments owe the money to their own citizens, not to the Martians. But the rising total is important for two reasons. First, when debt rises faster than economic output (as it has been doing in recent years), higher government debt implies more state interference in the economy and higher taxes in the future. Second, debt must be rolled over at regular intervals. This creates a recurring popularity test for individual governments, rather as reality TV show contestants face a public phone vote every week. Fail that vote, as various euro-zone governments have done, and the country (and its neighbours) can be plunged into crisis.
Notes:
- This interactive graphic displays gross government debt for the globe. The clock covers 99% of the world based upon GDP. It uses latest available data and assumes that the fiscal year ends in December.
- Debt figures are derived from national definitions and therefore may vary from country to country.
- The clock shows the estimated debt at the point corresponding to the current date and time in whatever year you are viewing; this is why it increases even when you view past or future years.
- All data is mapped on modern borders (Montenegro split from Serbia in 2006, Kosovo in 2008. South Sudan split from Sudan in 2011. Data for these countries are included in their parent nations' prior to these dates).
No comments:
Post a Comment