Nấu đường thành nước màu để kho thịt có sao không?
Gia đình tôi hay nấu đường cho đến khi thật vàng để kho với thịt cá. Món kho có màu đẹp và ngon, nhưng việc làm này có gây hại gì không?1. Đường nấu vàng thực chất là quá trình tách nước ra khỏi đường do nhiệt độ lên cao hay nói cách khoa học là do "phản ứng caramel hóa" tạo ra các sản phẩm các hợp chất như difructoza-anhydrid có thể được tạo ra từ các monosacarit, dextrin mạch ngắn sau khi mất nước. Khi đường tan chảy, các phân tử bị phá vỡ và tái tạo thành các hợp chất có màu sắc và hương vị đặc trưng. Các hợp chất này giúp quá trình tiêu hóa nhanh hơn, thuận lợi cho việc tiêu hóa đường ruột, bạn phải lưu ý là dùng nhiệt độ vừa phải, thắng đường hơi vàng đến vàng vàng hơi đậm là đủ chứ đừng lâu quá sẽ vàng xẫm hoạc nặng màu hơn nữa sẽ ko có lợi cho sức khỏe, trong công nghiệp nước giải khác hay chế biến bánh người ta vẫn dùng đường caramel hóa để tạo màu tạo mùi cho sản phẩm. do vậy tốm lại là món kho của bạn rất ngon và không có hại cho bạn và gia đình bạn. chúc gia đình bạn thật hạnh phúc và có những bữa cơm gia đình đầm ấm.
2. Nếu nghĩ như bạn chắc chắn có nhiều thứ "có sao" lắm! Đường nấu lên có màu đen đen ( chú ý đừng để khét quá mùi không ngon) chủ yếu là cách nấu dân gian để khử mùi thịt cá, và để có màu sắc dễ nhìn hơn cho các món kho, đặc biệt là thịt. Theo như một số nghiên cứu việc đốt cháy gluco, protein sẽ sinh ra CO2 và phần còn lại là màu như bạn thấy, màu đó giống như tro không có tác dụng bổ dưỡng, không còn chất dinh dưỡng như nướng thịt bị cháy vậy, ...Chữ "có sao" của bạn có nhiều hàm ý. Nhưng nhìn chung tôi cho rằng không có vấn đề gì quá nghiêm trọng như bạn đang cố gắng tìm hiểu, ở nhiều miền quê người ta thường vẫn nấu ăn theo cách bạn nói, họ vẫn khỏe mạnh bình thường, chưa ai ăn mà bị ngộ độc hay chết vì cách làm đó cả!!!
3. Sucroza tinh khiết thông thường nhất hay được sản xuất dưới dạng bột kết tinh mịn màu trắng, không mùi với vị ngọt dễ chịu; dưới tên gọi phổ biến là đường hay đường ăn.Đường ăn nóng chảy và phân hủy ở 186 °C để tạo ra caramen (đường thắng), và khi cháy tạo ra cacbon, điôxít cacbon (CO2) Chất này vẫn dùng trong thực phẩm .Như :chúng tham gia vào quá trình lưu trữ và vận chuyển các loại kem và các thực phẩm đông lạnh.Và Điôxít cacbon được sử dụng để sản xuất nước giải khát cacbonat hóa và nước sôđa. Trong y học, tới 5% điôxít cacbon được thêm vào ôxy nguyên chất để trợ thở sau khi ngừng thở và để ổn định cân bằng O2/CO2 trong máu. Nói tóm lại cũng không độc hại lắm.
4. Đường bạn đem nấu chảy, vừa nấu vừa khuấy đều để chống cháy. Đến khi có màu nâu sẫm, chuẩn bị có khói thì thêm nước, đun sôi đều. lọc, để nguội cho vào chai thủy tinh dùng dần. Để tạo màu cho thức ăn rất tốt mà không có độc hại gì ( trong ngành dược cũng sử dụng để tạo màu gọi là Caramen).
Một bát thịt kho tiêu ngày mùa đông này sẽ khiến cho bữa cơm của bạn ngon hơn rất nhiều. Cùng thưởng thức nhé!2. Nếu nghĩ như bạn chắc chắn có nhiều thứ "có sao" lắm! Đường nấu lên có màu đen đen ( chú ý đừng để khét quá mùi không ngon) chủ yếu là cách nấu dân gian để khử mùi thịt cá, và để có màu sắc dễ nhìn hơn cho các món kho, đặc biệt là thịt. Theo như một số nghiên cứu việc đốt cháy gluco, protein sẽ sinh ra CO2 và phần còn lại là màu như bạn thấy, màu đó giống như tro không có tác dụng bổ dưỡng, không còn chất dinh dưỡng như nướng thịt bị cháy vậy, ...Chữ "có sao" của bạn có nhiều hàm ý. Nhưng nhìn chung tôi cho rằng không có vấn đề gì quá nghiêm trọng như bạn đang cố gắng tìm hiểu, ở nhiều miền quê người ta thường vẫn nấu ăn theo cách bạn nói, họ vẫn khỏe mạnh bình thường, chưa ai ăn mà bị ngộ độc hay chết vì cách làm đó cả!!!
3. Sucroza tinh khiết thông thường nhất hay được sản xuất dưới dạng bột kết tinh mịn màu trắng, không mùi với vị ngọt dễ chịu; dưới tên gọi phổ biến là đường hay đường ăn.Đường ăn nóng chảy và phân hủy ở 186 °C để tạo ra caramen (đường thắng), và khi cháy tạo ra cacbon, điôxít cacbon (CO2) Chất này vẫn dùng trong thực phẩm .Như :chúng tham gia vào quá trình lưu trữ và vận chuyển các loại kem và các thực phẩm đông lạnh.Và Điôxít cacbon được sử dụng để sản xuất nước giải khát cacbonat hóa và nước sôđa. Trong y học, tới 5% điôxít cacbon được thêm vào ôxy nguyên chất để trợ thở sau khi ngừng thở và để ổn định cân bằng O2/CO2 trong máu. Nói tóm lại cũng không độc hại lắm.
4. Đường bạn đem nấu chảy, vừa nấu vừa khuấy đều để chống cháy. Đến khi có màu nâu sẫm, chuẩn bị có khói thì thêm nước, đun sôi đều. lọc, để nguội cho vào chai thủy tinh dùng dần. Để tạo màu cho thức ăn rất tốt mà không có độc hại gì ( trong ngành dược cũng sử dụng để tạo màu gọi là Caramen).
Thịt kho tiêu nóng hổi
Món thịt kho tiêu này ăn với cơm thì còn gì bằng. Bạn hãy thử trổ tài nấu ăn của mình nhé!
Nguyên liệu:
300 gr thịt ba rọi hoặc thịt ở phía trên thịt thăn có lẫn mỡ
2 muỗng cà phê dầu hào
1 muỗng cà phê đường
Có thể nêm chút bột ngọt (nếu thích)
Muối (tùy theo ý thích ăn mặn hay nhạt , nhưng nhiều nhất là 1/2 muỗng cafe). Có thể thay bằng nuớc mắm.
2 tép tỏi lớn
Quả ớt tươi, nếu không có cho tiêu hạt hoặc tiêu trắng xay 1/4 muỗng cà phê.
Cách làm:
Nhìn thịt kho tiêu ngon quá, mình chỉ muốn ăn ngay thôi!
Thịt ba rọi rửa nhớ xát muối lên da để khỏi bị hôi, cắt miếng vừa ăn.
Nấu một nồi nước sôi nhỏ để chần thịt ,chừng 3 phút đổ ra rửa lại bằng nước lạnh, để ráo nước.
Lấy xoong để kho thịt cho chút xí dầu ăn, cho 1 muỗng đường vào chờ khi đường tan chuyển sang màu caramen, bỏ thịt vào đảo đều, tỏi đập nhỏ cho vào thịt. Khi thịt ra mỡ xăn vàng và thấy tỏi vừa cháy vàng thì cho dầu hào, muối + phần đường còn lại trộn đều chừng 5 phút.
Cho chừng 300 cc nước + tiêu, đun lửa nhỏ đến khi cạn khô (nhớ canh đừng cho cháy).
Vậy là xong, các bạn chỉ việc măm thôi. Có thể chế biến món thịt kho tàu, thịt kho trứng nếu bạn thích.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!
No comments:
Post a Comment