Để học sinh vùng cao yên tâm tới trường
Theo Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Cao Bằng, trong những năm gần đây, năm học nào trên địa bàn tỉnh cũng có khoảng 600 - 800 học sinh bỏ học. Riêng trong năm học 2012- 2013, Cao Bằng có tới 802 học sinh bỏ học, tăng hơn một trăm học sinh so với năm học trước; trong đó, số học sinh bỏ học ở cấp tiểu học là 70 em, cấp trung học cơ sở 500 em và cấp trung học phổ thông là 232 em. Số học sinh bỏ học tập trung chủ yếu ở các điểm trường vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, trường lớp thiếu thốn. Nguyên nhân khiến học sinh bỏ học chủ yếu vẫn do địa hình miền núi hiểm trở, mạng lưới trường lớp rải rác và chưa được xây dựng đồng bộ các hạng mục: nhà công vụ, nhà bán trú cho học sinh, nhà cách xa trường hàng chục km nên đường tới trường của nhiều học sinh càng thêm khó khăn. Chẳng hạn, điểm trường trung học cơ sở Hưng Thịnh, xã Hưng Thịnh, huyện Bảo Lạc, một trong những ngôi trường còn khó khăn nhất huyện. Trường mới xây dựng được 5 phòng học, phục vụ gần 300 học sinh cả bậc tiểu học lẫn trung học cơ sở. Do đó, nhà trường phải chia ca để giảng dạy, buổi sáng là buổi học của học sinh trung học cơ sở, chiều lại là ca học của học sinh tiểu học.
Đến nay, trường trung học cơ sở Hưng Thịnh vẫn chưa có điện thắp sáng, thầy trò vẫn phải thắp đèn dầu học tập trong đêm. Nguồn điện thắp sáng duy nhất của nhà trường là chiếc máy phát điện do các thầy cô giáo góp tiền để mua, nhưng trường cũng chỉ dám sử dụng khi trời mưa gió. Không chỉ có điện, nguồn nước sinh hoạt dẫn từ khe núi, suối, vào mùa khô phải hứng cả ngày mới đầy chậu. Ngày mưa nước đục, thầy trò phải dắt nhau xuống tận chân núi mới lấy được nước suối về dùng.
Đến nay, trường trung học cơ sở Hưng Thịnh vẫn chưa có điện thắp sáng, thầy trò vẫn phải thắp đèn dầu học tập trong đêm. Nguồn điện thắp sáng duy nhất của nhà trường là chiếc máy phát điện do các thầy cô giáo góp tiền để mua, nhưng trường cũng chỉ dám sử dụng khi trời mưa gió. Không chỉ có điện, nguồn nước sinh hoạt dẫn từ khe núi, suối, vào mùa khô phải hứng cả ngày mới đầy chậu. Ngày mưa nước đục, thầy trò phải dắt nhau xuống tận chân núi mới lấy được nước suối về dùng.
Hiện, trường vẫn chưa xây dựng được nhà công vụ cho giáo viên cũng như các phòng làm việc của nhà trường, cũng chưa có phòng ở cho học sinh. Nhiều em nhà cách trường 15- 20 km, bố mẹ phải làm lều lán cạnh trường để cho con ở, mỗi lều 3 đến 4 người, tự nấu nướng. Gia đình em nào có điều kiện một chút thì thuê trọ ở nhà dân xung quanh khu vực với chi phí từ 20 đến 30 nghìn đồng/ tháng. Hiện nay, xung quanh trường có tới 92 em sống trong các lều lán.
Bên cạnh chỗ ăn, chỗ ở khó khăn, những phong tục tập quán lạc hậu, kinh tế khó khăn cũng khiến không ít học sinh bỏ dở việc học để ở nhà lấy vợ, gả chồng hoặc theo mẹ lên nương,nrẫy. Công tác tại trường đã 30 năm nay, thầy Hoàng Văn Chức, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Hưng Thịnh cho biết, học tập tại trường là con em đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Nùng. Các em cứ vào độ tuổi 14 - 15 là bị bố mẹ bắt về nhà lấy vợ, lấy chồng nên nhiều em cứ học đến lớp 8 - 9 là bỏ học.
Hoặc tại điểm trường tiểu học Sam Kha, xã Kim Cúc, học sinh vẫn phải học trong các lớp học tạm bợ, thậm chí mượn nhà văn hóa thôn để học. Đứng lớp có hai giáo viên dạy cả bậc mầm non lẫn các lớp 1,2,3,4. Một căn nhà dành cho cả các bé mầm non và lớp 1. Một nhà lại phải chia làm 3 lớp học khác nhau, mỗi lớp chỉ từ 4-5 học sinh. Theo cô giáo Hoàng Thị Bé, tình trạng học sinh bỏ học xảy ra thường xuyên. Nhiều khi các cô giáo phải về tận nhà để vận động phụ huynh cho các em tới trường, nhất là vào mùa đông trời rét một chút là phụ huynh cho con nghỉ ở nhà. Hoặc do nhà xa, bố mẹ bận đi làm không có ai đưa đón các em đến trường.
Để hỗ trợ học sinh vượt khó, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Cao Bằng đã thực hiện nhiều giải pháp như: Chuyển đổi các trường trung học cơ sở sang các trường dân tộc bán trú. Hiện, toàn tỉnh có 9 trường được chuyển đổi sang trường phổ thông dân tộc bán trú (8 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học); xây dựng hơn 400 phòng ở cho học sinh tại các huyện nghèo như Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông. Những việc làm cụ thể này đã tạo điều kiện cho hơn 13.000 học sinh khó khăn, nhà xa có kí túc xá để ăn ở, yên tâm học tập.
Bên cạnh đó, chủ trương “ba đủ” giúp học sinh không còn thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở được Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng triển khai đã nhận được sự đóng góp của nhiều đơn vị, cá nhân, hỗ trợ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong năm học 2012- 2013 vừa qua, các em học sinh khó khăn đã được hỗ trợ trên 6000 bộ quần áo, 900 chăn đắp mới, hơn 2 tấn gạo. Điều này đã kịp thời động viên, khích lệ các em yên tâm tới trường.
Bà Nguyễn Thanh Hiền, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng cho biết, nếu như trước đây mỗi một bản có một điểm trường nhỏ, thì trong năm học tới, tỉnh sẽ sẽ tiến hành dồn các điểm trường về điểm trường chính, để nhà trường dễ tổ chức các hoạt động chung cho học sinh, cơ sở vật chất khang trang hơn, tiết kiệm được nguồn nhân lực giáo viên. Học sinh cũng sẽ được hỗ trợ nhà ở bán trú.
Đề án kiên cố hóa trường lớp cũng đang được tỉnh Cao Bằng quan tâm đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho học sinh có trường lớp khang trang để học tập. Hiện, toàn tỉnh chỉ còn 10,7% phòng học ở bậc tiểu học, 1,36% phòng học ở bậc trung học cơ sở và 5,64% phòng học bậc trung học phổ thông còn nhà tạm./.
Quân Trang
Bên cạnh chỗ ăn, chỗ ở khó khăn, những phong tục tập quán lạc hậu, kinh tế khó khăn cũng khiến không ít học sinh bỏ dở việc học để ở nhà lấy vợ, gả chồng hoặc theo mẹ lên nương,nrẫy. Công tác tại trường đã 30 năm nay, thầy Hoàng Văn Chức, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Hưng Thịnh cho biết, học tập tại trường là con em đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Nùng. Các em cứ vào độ tuổi 14 - 15 là bị bố mẹ bắt về nhà lấy vợ, lấy chồng nên nhiều em cứ học đến lớp 8 - 9 là bỏ học.
Lại Trần Mai: Tôi đoán là bác Luận đang buồn vì thảm cảnh của
các cháu chứ không phải vì số phiếu tín nhiệm thấp quá cao ?
Tóc bác cũng đang dựng đứng lên vì lo cho các cháu sắp vào năm học mới
Để hỗ trợ học sinh vượt khó, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Cao Bằng đã thực hiện nhiều giải pháp như: Chuyển đổi các trường trung học cơ sở sang các trường dân tộc bán trú. Hiện, toàn tỉnh có 9 trường được chuyển đổi sang trường phổ thông dân tộc bán trú (8 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học); xây dựng hơn 400 phòng ở cho học sinh tại các huyện nghèo như Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông. Những việc làm cụ thể này đã tạo điều kiện cho hơn 13.000 học sinh khó khăn, nhà xa có kí túc xá để ăn ở, yên tâm học tập.
Bên cạnh đó, chủ trương “ba đủ” giúp học sinh không còn thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở được Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng triển khai đã nhận được sự đóng góp của nhiều đơn vị, cá nhân, hỗ trợ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong năm học 2012- 2013 vừa qua, các em học sinh khó khăn đã được hỗ trợ trên 6000 bộ quần áo, 900 chăn đắp mới, hơn 2 tấn gạo. Điều này đã kịp thời động viên, khích lệ các em yên tâm tới trường.
Bà Nguyễn Thanh Hiền, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng cho biết, nếu như trước đây mỗi một bản có một điểm trường nhỏ, thì trong năm học tới, tỉnh sẽ sẽ tiến hành dồn các điểm trường về điểm trường chính, để nhà trường dễ tổ chức các hoạt động chung cho học sinh, cơ sở vật chất khang trang hơn, tiết kiệm được nguồn nhân lực giáo viên. Học sinh cũng sẽ được hỗ trợ nhà ở bán trú.
Đề án kiên cố hóa trường lớp cũng đang được tỉnh Cao Bằng quan tâm đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho học sinh có trường lớp khang trang để học tập. Hiện, toàn tỉnh chỉ còn 10,7% phòng học ở bậc tiểu học, 1,36% phòng học ở bậc trung học cơ sở và 5,64% phòng học bậc trung học phổ thông còn nhà tạm./.
Quân Trang
No comments:
Post a Comment