Sunday, August 11, 2013

(5) Phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô đến năm 2010

Bài viết cũ của tôi năm 2004:
Phân tích, dự báo một số khả năng phát triển kinh tế đến năm 2010
7) Đóng góp của các nhân tố vào quá trình tăng trưởng
a) Đóng góp của các khu vực kinh tế
Để phân tích đóng góp của các khu vực kinh tế vào quá trình tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, trên cơ sở đó lựa chọn được loại mô hình thích hợp, trước hết chúng tôi đi theo tiếp cận tính GDP từ khu vực theo phương pháp sản xuất. Theo tiếp cận này, tổng sản phẩm trong nước (GDP) bao gồm tổng của 3 thành phần là giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp, giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp và giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ.
Bảng 2 trình bầy kết quả tính toán ảnh hưởng của ba khu vực nêu trên tới tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm. Các chỉ tiêu trong bảng được tính theo công thức:
                              (Y(t) - Y(t-1)) / GDP(t-1) * 100
với Y là từng chỉ tiêu tương ứng trong bảng (giá trị gia tăng của công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ); t là chỉ số thời gian. Có thể lấy năm 2000 làm ví dụ: Theo cách tính này, GDP năm 2000 tăng 6,79% trong đó khu vực nông nghiệp làm GDP tăng 0,96%, khu vực nông nghiệp làm GDP tăng 3,46%, khu vực dịch vụ làm GDP tăng 2,37%. Như vậy, nguyên nhân chính của tăng trưởng năm 2000 chủ yếu là nhờ tăng trưởng của khu vực công nghiệp, tiếp đến là vai trò của khu vực dịch vụ; đóng góp của nông nghiệp tới tăng trưởng chung năm 2000 rất thấp.
Bảng 2: Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng kinh tế (tuyệt đối)

Tăng trưởng GDP (%)
Đóng góp của Nông nghiệp
Đóng góp của Công nghiệp
Đóng góp của Dịch vụ
1987
3,63
-0,40
2,27
1,76
1988
6,01
1,21
1,40
3,40
1989
4,68
2,27
-0,72
3,13
1990
5,09
0,33
0,59
4,18
1991
5,81
0,69
1,94
3,18
1992
8,70
2,11
3,28
3,31
1993
8,08
0,99
3,36
3,73
1994
8,83
0,97
3,71
4,15
1995
9,54
1,32
3,93
4,30
1996
9,34
1,15
4,33
3,86
1997
8,15
1,08
3,96
3,11
1998
5,76
0,85
2,72
2,19
1999
4,77
1,24
2,57
0,97
2000
6,79
0,96
3,46
2,37
2001
6,89
0,83
3,68
2,39
2002
7,08
0,93
3,47
2,68
2003
7,26
0,71
3,87
2,68
2004
7,60
0,70
3,93
2,97

Để làm rõ hơn tỷ trọng đóng góp của từng nhân tố tới tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, chúng ta sử dụng các chỉ tiêu được tính theo công thức:
                              {(Y(t) - Y(t-1)) / GDP(t-1) * 100} / RGDP(t)
với RGDP(t) là tốc độ tăng trưởng GDP năm t. Kết quả tính toán trong bảng 2' cho thấy phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2000 chủ yếu nhờ vào tăng trưởng của khu vực công nghiệp (chiếm 51%) và dịch vụ (chiếm 34,9%), trong đó vai trò của khu vực dịch vụ tăng lên rất nhanh (từ 20,2% năm 1999 lên 34,9% năm 2000).
Đi sâu phân tích ảnh hưởng của sự phát triển của từng khu vực tới tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế thì thấy trong những năm đầu đổi mới, đóng góp của khu vực nông nghiệp tới tăng trưởng kinh tế tương đối cao, có lúc chiếm tới 48,5% chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế (năm 1989), hoặc 24,3% (năm 1992). Nếu tính từ năm 1988 (khi bắt đầu thực hiện nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình) đến năm 1992, đóng góp của khu vực nông nghiệp tới tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 22,3%. Tuy nhiên, ngay trong năm 1993, đóng góp của khu vực nông nghiệp tới tăng trưởng kinh tế đã giảm mạnh, sau đó ổn định trong khoảng 10-15%, trung bình 12 năm từ năm 1993 đến năm 2004 khoảng 13,5%. Riêng năm 1999, đóng góp của khu vực nông nghiệp tăng mạnh (25,9%) không phải do sản xuất nông nghiệp tăng nhanh mà chủ yếu do giảm sút sản xuất công nghiệp và khu vực dịch vụ.
Bảng 2': Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng kinh tế (%)

Tăng trưởng GDP (%)
Đóng góp của Nông nghiệp
Đóng góp của Công nghiệp
Đóng góp của Dịch vụ
1987
100,00
-10,92
62,50
48,42
1988
100,00
20,10
23,32
56,58
1989
100,00
48,51
-15,40
66,89
1990
100,00
6,47
11,51
82,02
1991
100,00
11,92
33,42
54,66
1992
100,00
24,30
37,67
38,03
1993
100,00
12,27
41,55
46,18
1994
100,00
11,01
42,00
46,99
1995
100,00
13,80
41,16
45,04
1996
100,00
12,36
46,35
41,29
1997
100,00
13,30
48,52
38,18
1998
100,00
14,78
47,18
38,04
1999
100,00
25,94
53,81
20,25
2000
100,00
14,13
50,99
34,88
2001
100,00
12,00
53,37
34,63
2002
100,00
13,19
48,95
37,86
2003
100,00
9,78
53,30
36,91
2004
100,00
9,20
51,73
39,07

Ngược với nông nghiệp, đóng góp của khu vực công nghiệp trong những năm đầu đổi mới tương đối thấp và tăng lên rất, chỉ khoảng 23,3% năm 1988 và tăng lên 33,4% năm 1991. Trong thập kỷ 90, đóng góp của công nghiệp tới tăng trưởng kinh tế có xu hướng liên tục tăng lên nhưng đến năm 1998 vẫn chưa tới mức 49%. Tuy nhiên, từ năm 1999 đến nay, đóng góp của khu vực công nghiệp liên tục cao hơn 49%, trung bình 5 năm 1999- 2004 đạt 52%.
Đáng chú ý là vai trò của khu vực dịch vụ tới tăng trưởng kinh tế thay đổi khá lớn trong gần 20 năm qua. Nếu như trong những năm đầu đổi mới, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ liên tục tăng lên, từ 48,4% năm 1987 lên tới 82% năm 1990, thì sau đó có xu hướng giảm mạnh, đến năm 1999 chỉ còn 20,2%. Chỉ từ năm 2001, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ mới trở lại xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng tương đối nhanh, năm 2004 đã đạt 39%.
Như vậy, phân tích đóng góp của các khu vực tới quá trình tăng trưởng chung của nền kinh tế trong gần 20 năm qua cho thấy có 3 giai đoạn phát triển rõ rệt. Giai đoạn 1 kéo dài từ năm 1987-1988 đến năm 1990-1992 (từ từng ngành do có độ trễ trong tăng trưởng giữa các ngành), trong đó hai khu vực có xu hướng phát triển nhanh, đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP là nông nghiệp và dịch vụ. Giai đoạn 2 kéo dài từ năm 1991-1992 đến 1999-2000 trong đó vai trò của khu vực nông nghiệp và dịch vụ giảm mạnh; ngược lại, vai trò của khu vực công nghiệp tăng lên tương đối nhanh. Trong giai đoạn 3 từ năm 2000 đến nay, vai trò của khu vực nông nghiệp tiếp tục giảm mạnh trong khi vai trò của khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục tăng lên. Ba giai đoạn trên thể hiện các bước phát triển đi từ nông nghiệp và dịch vụ (nhờ tự do hoá kinh tế, chuyển sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế kinh té thị trường và nhờ những khoản ngoại tệ dồi dào thu từ bên ngoài) sang công nghiệp hoá mức độ thấp kèm theo sự trì trệ của khu vực dịch vụ, rồi sang tiếp tục công nghịêp hoá nhưng có kèm theo phát triển mạnh khu vực dịch vụ.
b) Đóng góp của các nhân tố đầu vào (lao động, vốn)
Về lý thuyết, có nhiều phương pháp khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, để nghiên cứu đóng góp của các nhân tố đầu vào tới tăng trưởng kinh tế. Vì mô hình dự kiến xây dựng trong khuôn khổ đề tài này về cơ bản là mô hình cung nên cần xem xét vai trò của các nhân tố đầu vào chủ yếu phục vụ quá trình sản xuất, cụ thể là hai nhân tố vốn và lao động. Do khuôn khổ hạn chế của đề tài và do không có nguồn số liệu về tài sản cố định của toàn nền kinh tế nên dưới đây chỉ đánh giá vai trò của hai nhân tố lao động và vốn
- Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nước ta nhưng đóng góp của nhân tố năng suất lao động trong tăng trưởng còn rất khiêm tốn
Để đơn giá quá trình phân tích, chúng tôi đi theo tiếp cận kế toán, qua đó có thể phân tích đóng góp của lao động theo chiều rộng và theo chiều sâu tới quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận này xuất phát từ phương trình:
GDP = LLLĐ * NSLĐ                                 (1)
trong đó LLLĐ là lực lượng lao động (nghìn người); NSLĐ là năng suất lao động (triệu đồng GDP / 1 lao động). Các số liệu được trình bày trong bảng dưới đây (xem bảng 3, trang sau).
          Số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu) tăng tương đối nhanh so với tốc độ tăng trưởng nguồn lao động và tốc độ tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động (các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng). Từ năm 1986 đến năm 2004, trong khi nguồn lao động tăng thêm 1,54 lần, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thông tăng từ 55,6% lên 78,3%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ trên 10% xuống 5,6% thì năng suất lao động toàn nền kinh tế tăng 2,14 lần, vào loại cao nhất trong những nhân tố trên.
Tuy nhiên, có thể thấy tốc độ tăng năng suất lao động trong 20 năm đầu đổi mới vẫn chậm so với tiềm năng và so với nhiều nước trên thế giới. Tăng trưởng vẫn dựa nhiều vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng của lao động như tăng số lượng lao động, tăng thời gian lao động... Mặt khác,  năng suất lao động chỉ tăng nhanh trong những năm giữa thập kỷ 90; còn từ năm 1998 đến nay hoặc trước năm 1991, tốc độ tăng trưởng lao động rất thấp.
          Bảng 3: Các chỉ tiêu phản ảnh vai trò của lao động

GDP (tỷ đồng, giá 94)
Lao động đang làm việc (nghìn người)
Năng suất lao động (triệu đồng/người)
1986
109189
27399
3,985
1987
113154
27968
4,046
1988
119960
28477
4,213
1989
125571
28940
4,339
1990
131968
29412.3
4,487
1991
139634
30134.6
4,634
1992
151782
30856.3
4,919
1993
164043
31579.4
5,195
1994
178534
32303.4
5,527
1995
195567
33030.6
5,921
1996
213833
33760.8
6,334
1997
231264
34493.3
6,705
1998
244596
35232.9
6,942
1999
256272
35975.8
7,123
2000
273666
36701.8
7,456
2001
292535
37676.4
7,764
2002
313247
38700
8,094
2003
335989
41100
8,175
2004
361524
42300
8,547
Nguồn: Niên giám thống kê 1996-2003 và các báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH.
          Về mặt toán học, gọi RGDP là tỷ lệ tăng trưởng trung bình của GDP trong thời kỳ cải cách 1986-2004; R và RNS lần lượt là tỷ lệ tăng trưởng trung bình của lực lượng lao động và năng suất lao động. Khi đó, chúng ta có phương trình:
          (1 + RGDP)  =  (1 + R) * (1 + RNS)                        (2)
hay:             RGDP  =  R +  RNS   +    A                                     (3)
vì cụm cuối cùng gồm tích của các tỷ lệ R  RNS rất nhỏ, có thể coi xấp xỉ bằng 0, nên chúng ta có mối quan hệ sau giữa các tỷ lệ tăng trưởng trên:
                              RGDP  =  R +  RNS                                       (4)
Mặt khác, theo định nghĩa thì tỷ lệ tăng trưởng trung bình R được xác định như sau:
                                Yt  =  Y0  *  (1 + R)t                            (5)
Trong đó Yt  là giá trị của chỉ tiêu Y tại năm thứ t. Lấy logarit hai vế, chúng ta có:
                      Log(Yt)  =  Log(Y0) +  t * Log(1 + R)                   (6)
hay:                         Qt = Q0  +  t * Log(1 + R)                   (7)
Với chuỗi số liệu trong bảng trên, tính Qt = Log(Yt), rồi ước lượng phương trình sau:
                      Qt = c   +  t * b                                              (8)
chúng ta sẽ xác định được tham số b có giá trị bằng Log(1 + R); từ đây suy ra:
                              b  =  Log(1 + R)                                           (9)
          hay:             R  = exp (b)  -  1                                           (10)
          Trong trường hợp của Việt Nam, theo mô hình trên với chuỗi số liệu thời kỳ 1986-2004, chúng ta xác định được RGDP = 7,2%/năm; R = 2,33%/năm; RNS = 4,76%/năm.
          Như vậy, đóng góp của các nhân tố trên vào trong tăng trưởng GDP rất khác nhau nhưng đều quan trọng. Nhân tố tăng trưởng lực lượng lao động đóng góp tới 32,4% (2,33/7,2) vào tốc độ tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế; nhân tố tăng năng suất lao động đóng góp tới 66,1% (4,76/7,2). Sai số tính toán của mô hình là 1,5%. Kết quả này cho thấy, trong trường hợp nước ta, đóng góp của lao động tới tăng trưởng kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao so với các nước khác trên thế giới, chứng tỏ tăng trưởng nguồn lao động vẫn là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng. Mặt khác, đóng góp của nhân tố năng suất lao động chiếm 2/3 tốc độ tăng trưởng GDP chứng tỏ năng suất đã là nhân tố quan trọng nhất quyết định quá trình tăng trưởng mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ như trường hợp các nước khác trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
          Vai trò của lao động và năng suất lao động rất khác nhau giữa các khu vực, ngành kinh tế. Trong khi năng suất lao động có vai trò rất quyết định đối với sự phát triển của khu vực công nghiệp thì trong các khu vực nông nghiệp và dịch vụ, vai trò của năng suất lao động rất hạn chế. Trong trường hợp khu vực nông nghiệp, nếu tách giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp làm 3 nhân tố lực lượng lao động (LD), thời gian sử dụng lao động (TG) và năng suất lao động (NS), thi theo mô hình trên, với chuỗi số liệu thời kỳ 1991-2002, chúng ta xác định được RGDP = 4,21%/năm; R = 1,38%/năm; RTG = 1,37%/năm; RNS = 1,40%/năm.
          Như vậy, đóng góp của các nhân tố trên vào trong tăng trưởng GDP nông nghiệp tương đối đồng đều nhau; trong đó đóng góp của tăng trưởng lực lượng lao động chiếm 32,8% (1,38/4,21), của tăng thời gian sử dụng lao lên chiếm 32,5% và của tăng năng suất lao động chiếm 33,3%. Sai số tính toán của mô hình là 1,4%. Tuy nhiên, nếu gộp chung 2 nhân tố đầu được coi là đóng góp của số lượng lao động thì đóng góp chung của số lượng lao động tới tăng trưởng chiếm tới 65,3%, tức là lao động tạo ra khoảng 2/3 tỷ lệ tăng trưởng giá trị GDP nông nghiệp; đây là một tỷ lệ rất cao đối với sản xuất nông nghiệp. Ngược lại đóng góp của nhân tố năng suất lao động chỉ chiếm khoảng 1/3 tỷ lệ tăng trưởng giá trị GDP nông nghiệp; trong đó việc tăng năng suất lao động lại chủ yếu xuất phát từ tăng vốn đầu tư (vào thuỷ lợi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) chứ không phải chủ yếu từ nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghiệp vào nông nghiệp.
- Nguồn vốn có vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế nước ta trong khi đóng góp của nhân tố hiệu suất vốn không những không tăng trưởng mà còn giảm sút, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng.
          Tương tự như trường hợp đối với phân tích nguồn lao động, ở đây chúng ta sẽ phân tích ảnh hưởng của khối lượng vốn đầu tư và suất vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế. Bảng 4 dưới đây gồm các số liệu phản ánh quan hệ giữa tổng sản phẩm trong nước tăng thêm và vốn đầu tư, trong đó vốn gồm khối lượng và hiệu suất vốn. Đáng tiếc là do hạn chế của số liệu thống kê, chúng tôi chỉ có thông tin về đầu tư từ năm 1990 đến nay.
Kết quả tính toán cho thấy cũng như trong mục phân tích vai trò của đầu tư nêu trên, tăng trưởng kinh tế cao những năm 1991-1997 gắn liền với tốc độ tăng trưởng rất cao của vốn đầu tư; đồng thời trong những năm tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, tốc độ tăng trưởng của đầu tư cũng rất thấp. Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng đầu tư tăng lên cũng đi kèm với sự tăng lên của tốc độ tăng trưởng kinh tế; tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trong những năm gần đây thấp hơn trong những năm đầu thập kỳ 90 nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng thấp hơn.
          Ngược lại với xu hướng tăng trưởng đầu tư, suất vốn đầu tư có xu hướng liên tục tăng lên trong suốt 15 năm 1991-2004, trong đó suất đầu tư của hai năm 1998-1999 đặc biệt tăng cao (xem bảng 4). Điều này cho thấy xu hướng giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là rất rõ, đồng thời tốc độ giảm khá nhanh. Nếu như vào năm 1990, để làm GDP tăng thêm 1 đồng thì chỉ cần 3,7 đồng vốn đầu tư, nhưng đến nay, để làm GDP tăng thêm 1 đồng thì cần phải có 7 đồng vốn đầu tư, tức là tăng gần gấp 2 lần.
          Theo phương pháp kể trên, trước hết chúng ta tính tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP tăng thêm và của hai nhân tố tạo ra nó là vốn đầu tư và suất vốn đầu tư giai đoạn 1990-2004, theo đó tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP tăng thêm là 6,3%, của vốn đầu tư là 14% và của nghịch đảo của suất vốn đầu tư là -6%. Do vậy, đóng góp của vốn đầu tư để làm GDP tăng thêm tăng trưởng 6,3%/năm trong 15 năm qua là 14%, đóng góp của hiệu suất vốn đầu tư là âm: -6%, tổng của hai nhân tố này là 8%; so với 6,3% còn -1,7% là sai số tính toán của mô hình. Nếu tính theo tỷ lệ đóng góp 100% vào tăng trưởng GDP tăng thêm thì vốn đầu tư đóng góp 223,8%, hiệu suất vốn đóng góp âm -95,4%, và sai số khoảng -28,4%.
          Bảng 4: Các chỉ tiêu phản ảnh vai trò của nhân tố vốn đầu tư

GDP (tỷ đồng, giá 94)
GDP tăng thêm (tỷ đồng, giá 94)
Vốn đầu tư (tỷ đồng, giá 94)
Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư (%)
Suất vốn đầu tư (đồng vốn/ 1 đồng GDP tăng thêm) khi đầu tư không trễ
Suất vốn đầu tư khi vốn đầu tư ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP trễ 1 năm
1990
131968
6397
23609

3,69

1991
139634
7666
27966
18,45
3,65
3,08
1992
151782
12148
42796
53,03
3,52
2,30
1993
164043
12261
58374
36,40
4,76
3,49
1994
178534
14491
57806
-0,97
3,99
4,03
1995
195567
17033
64685
11,90
3,80
3,39
1996
213833
18266
74315
14,89
4,07
3,54
1997
231264
17431
88607
19,23
5,08
4,26
1998
244596
13332
90952
2,65
6,82
6,65
1999
256272
11676
99855
9,79
8,55
7,79
2000
273666
17394
110636
10,80
6,36
5,74
2001
292535
18869
124143
12,21
6,58
5,86
2002
313247
20712
143601
15,67
6,93
5,99
2003
335989
22742
160118
11,50
7,04
6,31
2004
361524
25535
177622
10,93
6,96
6,27
Nguồn: Niên giám thống kê 1996-2003 và các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
          Như vậy, phân tích theo phương pháp này cho thấy giá trị tăng thêm của  GDP có được hoàn toàn phụ thuộc vào tăng vốn đầu tư, tức là nếu không tăng trưởng nhanh vốn đầu tư thì không những không đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng GDP mà còn làm cho tốc độ này giảm xuống, tức là giá trị tăng thêm của GDP năm sau thấp hơn năm trước. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy đóng góp của nhân tố hiệu quả đầu tư là âm, tức là hiệu quả đầu tư ngày càng giảm đã ảnh hưởng bất lợi tới tăng trưởng GDP. Tính chung, việc GDP tiếp tục tăng lên là nhờ sự tăng lên rất mạnh của vốn đầu tư.
c) Đóng góp của các nhân tố cầu (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu...)
Để phân tích đóng góp của các nhân tố cầu vào quá trình tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, trên cơ sở đó lựa chọn được loại mô hình thích hợp, chúng tôi đi theo tiếp cận cầu trong cân đối tài khoản quốc gia. Theo tiếp cận này, tổng cầu bao gồm cầu trong nước và cầu xuất khẩu, trong đó cầu trong nước gồm ba bộ phận cấu thành là tiêu dùng của dân cư, tiêu dùng của chính phủ và tích luỹ. Nếu như tổng mức dự trữ không đổi (giả định bằng 0), tổng cung sẽ luôn bằng tổng cầu, tức là có quan hệ đồng nhất thức sau:
GDP + M = C + I + X
hay:                                 GDP  =  C + I + X - M
trong đó GDP là tổng sản phẩm trong nước; C là tiêu dùng cuối cùng, gồm tiêu dùng tư nhân Cp và tiêu dùng chính phủ Cg; I là tích luỹ hay đầu tư, có thể được chia ra làm tích luỹ của khu vực tư nhân Ip và tích luỹ của khu vực chính phủ Ig; X là xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ; M là nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Cân bằng trên được thực hiện đồng thời theo giá hiện hành và theo giá cố định. Trong quá trình tính toán, thường có những điểm chưa khớp nhau nên có thể có những sai số nhất định.
Bảng 5: Phân tích đóng góp của các nhân tố cầu
tới tăng trưởng kinh tế (tuyệt đối)


Năm

GDP
Tổng cầu nội địa
Quỹ tích luỹ
Quỹ tiêu dùng
Tiêu dùng cá nhân
Tiêu dùng Chính phủ
Xuất khẩu HH và DV
Nhập khẩu HH và DV
Chênh lệch xuất nhập khẩu
Sai so trong cân đối sử dụng GDP
1987
3,63
5,20
3,41
1,79
1,29
0,50
0,79
3,75
-2,96
1,39
1988
6,01
4,41
0,57
3,84
3,22
0,61
-0,98
-1,87
0,89
0,71
1989
4,68
2,95
-0,06
3,01
2,22
0,79
14,75
12,00
2,75
-1,02
1990
5,09
4,28
0,49
3,79
2,99
0,80
2,91
3,48
-0,57
1,38
1991
5,81
4,40
1,00
3,40
2,75
0,65
6,10
3,20
2,90
-1,49
1992
8,70
7,27
3,38
3,89
3,30
0,59
5,32
3,20
2,11
-0,68
1993
8,08
12,24
8,42
3,82
2,82
1,00
1,23
6,53
-5,30
1,14
1994
8,83
8,86
3,43
5,43
4,59
0,85
7,39
9,12
-1,73
1,70
1995
9,54
10,43
4,35
6,08
5,39
0,69
5,95
6,52
-0,57
-0,32
1996
9,34
11,12
3,87
7,25
6,64
0,61
10,50
11,68
-1,18
-0,61
1997
8,15
7,30
2,67
4,63
4,31
0,32
4,88
3,74
1,14
-0,28
1998
5,76
7,07
3,63
3,44
3,19
0,25
3,45
4,65
-1,20
-0,10
1999
4,77
1,77
0,37
1,40
1,83
-0,43
6,02
3,01
3,01
-0,01
2000
6,79
5,46
2,99
2,46
2,12
0,34
6,59
5,39
1,20
0,13
2001
6,89
6,71
3,29
3,42
2,98
0,44
8,54
9,13
-0,59
0,78
2002
7,08
9,35
4,02
5,33
4,97
0,36
6,24
9,55
-3,32
1,05
2003
7,26
9,91
4,66
5,25
4,85
0,41
8,66
11,18
-2,53
-0,12

          Bảng 5 và 5' trình bầy những số liệu cơ bản của bảng cân đối nguồn - sử dụng GDP theo giá cố định 1994 và đóng góp của từng yếu tố thành phần tới tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm. Áp dụng cùng cách phân tích như trong mục (a) nêu trên cho cả thời kỳ đổi mới từ năm 1986-87 đến nay, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Trước năm 1988, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào cầu nội địa; vai trò của khu vực xuất nhập khẩu rất thấp. Trong cơ cấu tốc độ tăng trưởng, ví dụ tốc độ tăng trưởng 3,63% năm 1987 được coi là 100%, tổng cầu nội địa tạo ra 143,2% (tương đương với 5,2% trong số 3,63%) trong khi xuất khẩu chỉ tạo ra 21,7% và nhập khẩu làm giảm 103,3%, làm cho đóng góp chung của khu vực kinh tế đối ngoại vào tốc độ tăng trưởng GDP là âm: -81,6%. Việc phát triển chủ yếu dựa vào cầu nội địa, vai trò của xuất khẩu thấp khi đó có thể thực hiện được là nhờ nguồn viện trợ dồi dào của khối Liên xô cũ. Phân tích chi tiết hơn cho thấy trong đóng góp của tổng cầu nội địa thì đối với năm 1987, quan trọng nhất là tích luỹ tài sản, tiếp đến là tiêu dùng tư nhân rồi cuối cùng mới là tiêu dùng chính phủ.
Bảng 5': Phân tích đóng góp của các nhân tố cầu
tới tăng trưởng kinh tế (%)

Năm

GDP
Tổng cầu nội địa
Quỹ tích luỹ
Quỹ tiêu dùng
Tiêu dùng cá nhân
Tiêu dùng Chính phủ
Xuất khẩu HH và DV
Nhập khẩu HH và DV
Chênh lệch xuất nhập khẩu
Sai so cân đối sử dụng GDP
1987
100
143,2
93,9
49,4
35,5
13,8
21,7
103,3
-81,6
38,4
1988
100
73,3
9,5
63,8
53,6
10,2
-16,2
-31,0
14,8
11,9
1989
100
63,0
-1,3
64,3
47,4
16,9
315,4
256,7
58,8
-21,8
1990
100
84,1
9,6
74,5
58,7
15,8
57,1
68,3
-11,2
27,1
1991
100
75,8
17,2
58,6
47,4
11,1
105,0
55,1
49,9
-25,6
1992
100
83,5
38,9
44,7
37,9
6,8
61,1
36,8
24,3
-7,8
1993
100
151,5
104,2
47,3
34,9
12,4
15,3
80,9
-65,6
14,1
1994
100
100,3
38,8
61,5
51,9
9,6
83,7
103,2
-19,5
19,2
1995
100
109,3
45,6
63,7
56,5
7,3
62,4
68,3
-5,9
-3,4
1996
100
119,1
41,5
77,6
71,1
6,5
112,4
125,0
-12,6
-6,5
1997
100
89,5
32,7
56,8
52,9
3,9
59,9
45,9
13,9
-3,5
1998
100
122,6
63,0
59,6
55,3
4,3
59,8
80,6
-20,8
-1,8
1999
100
37,1
7,7
29,4
38,4
-9,0
126,1
63,0
63,1
-0,2
2000
100
80,4
44,1
36,3
31,3
5,0
97,1
79,5
17,7
2,0
2001
100
97,3
47,6
49,6
43,2
6,4
123,9
132,4
-8,5
11,3
2002
100
132,1
56,8
75,2
70,2
5,1
88,1
134,9
-46,8
14,8
2003
100
136,5
64,2
72,3
66,7
5,6
119,2
154,0
-34,8
-1,7

          Từ năm 1988, nhất là từ năm 1989, khi quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng, vai trò của nhân tố bên ngoài đã tăng lên rất mạnh. Ngay trong năm 1988, trong khi cầu nội địa chỉ còn tạo ra 73,3% tốc độ tăng trưởng GDP so với mức 143,2% năm 1987, thì khu vực kinh tế đối ngoại đã có mức đóng góp dương 14,8%. Tình hình này kéo dài đến tận năm 1992, khi cầu nội địa liên tục tạo ra khoảng 63-84% tốc độ tăng trưởng GDP (trung bình là 76%) và khu vực ngoại thương tạo ra khoảng 27%[1]. Như vậy, do bị cắt viện trợ từ khối Liên xô cũ, Việt Nam đã buộc phải chuyển sang phát triển dựa đồng thời vào cầu trong nước và cầu nước ngoài trong giai đoạn 1988-1992.
Đối với riêng cầu nội địa, phân tích chi tiết trong thấy trong giai đoạn này, vai trò quan trọng nhất tạo ra tốc độ tăng trưởng GDP thuộc về tiêu dùng cá nhân, tiếp đến là tiêu dùng chính phủ, cuối cùng mới đến tích luỹ tài sản. Như vậy quan hệ thứ tự này khác với giai đoạn trước cải cách.
Năm 1993 đánh dấu một thay đổi lớn về chiến lược tăng trưởng. Các số liệu trong bảng cho thấy trong giai đoạn 1993-1998, nền kinh tế nước ta đã trở lại xu thế phát triển dựa hoàn toàn vào cầu trong nước. Do thâm hụt cán cân vãng lai tăng nhanh, đóng góp dương của nhân tố xuất khẩu tới tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế liên tục thấp hơn đóng góp âm của nhân tố nhập khẩu, làm cho tỷ trọng đóng góp chung của khu vực kinh tế đối ngoại vào tăng trưởng GDP liên tục âm (trừ năm 1997 khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực Châu á); trung bình là -18,4%.
Ngược lại, đóng góp của nhân tố cầu trong nước đã tăng lên rất mạnh, trung bình tới 115,4%[2]. Như vậy không những toàn bộ tăng trưởng kinh tế là do cầu nội địa tạo ra mà nó còn bù đắp lại phần giảm tăng trưởng do nhập khẩu quá nhiều. Phân tích chi tiết hơn cho thấy tích luỹ tài sản, tức là đầu tư, lại trở thành nhân tố quan trọng nhất tạo ra quá trình tăng trưởng (đóng góp trung bình tới 54,3%) trong khi tiêu dùng cá nhân bị đẩy xuống hàng thứ hai (53,8%); cuối cùng là tiêu dùng chính phủ (7,3%).
          Việc phát triển dựa hoàn toàn vào tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư nội địa trong giai đoạn này suốt giai đoạn 1993-1998 là nhờ có luồng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ dồi dào dựa trên những nguồn thu ngoại tệ rất lớn gồm xuất khẩu dầu mỏ, kiều hối, viện trợ ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng nhanh. Tuy nhiên, từ năm 1997-1998, do ảnh hưởng tiêu cực của thâm hụt ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế và dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu á, Chính phủ đã điều chỉnh chính sách phát triển theo hướng dựa nhiều hơn vào khu vực xuất nhập khẩu. 

Kết quả là từ năm 1999, đóng góp của khu vực xuất nhập khẩu vào tăng trưởng kinh tế đã tăng mạnh. Nếu như tốc độ tăng trưởng GDP năm 1999 là 4,8% thì riêng khu vực xuất nhập khẩu đã tạo ra 3,0% (chiếm 63,1% tốc độ tăng trưởng) trong khi cầu trong nước chỉ tạo ra 1,8% (chiếm 37,1%). Ở mức kém ấn tượng hơn, trong tốc độ tăng trưởng GDP 6,8% năm 2000, xuất khẩu ròng đã tạo ra 1,2% (chiếm 17,7%) trong khi tổng cầu nội địa tạo ra 5,5% (chiếm 80,4%). Đặc biệt, vai trò của cầu nội địa tăng vọt trong năm 2000 là do nhân tố tích luỹ để đầu tư: Trong khi tỷ trọng đóng góp của tiêu dùng cá nhân vào tăng trưởng giảm xuống còn 31,3% thì tỷ trọng đóng góp của tích luỹ tăng từ 7,7% năm 1999 (mức thấp nhất trong thập kỷ 90) lên 44,1% năm 2000 (cao nhất thập kỷ 90, chỉ thấp hơn năm 1993 và 1998). Trong năm 2001, mặc dù toàn bộ đóng góp vào tăng trưởng là từ các nhân tố trong nước, nhưng vai trò của khu vực xuất nhập khẩu vẫn rất quan trọng, thể hiện ở đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng vẫn tương đương với đóng góp của nhập khẩu.

          Như vậy, đã có những thay đổi lớn về vai trò của các yếu tố tới quá trình tăng trưởng kinh tế nước ta trong thập kỷ 90. Nếu như trong giai đoạn đầu cải cách (1988-1992), tiêu dùng nội địa (gồm tiêu dùng tư nhân và tiêu dùng chính phủ) và khu vực kinh tế đối ngoại (xuất khẩu ròng) đều đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng thì trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao (1993-1998), nhân tố cơ bản tạo ra quá trình tăng trưởng lại là cầu nội địa, chủ yếu là đầu tư (trong đó vai trò của vốn đầu tư từ nước ngoài rất lớn) và tiêu dùng tư nhân; ngược lại khu vực kinh tế đối ngoại đã có đóng góp âm tới tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này. Từ năm 1999 đến năm 2001, vai trò của khu vực kinh tế đối ngoại tăng lên rõ rệt trong khi vai trò của cầu nội địa (tiêu dùng và tích luỹ) giảm mạnh.

          Đáng tiếc là những thành tựu quan trọng về chuyển hướng phát triển đạt được trong 3 năm 1999-2001 không được duy trì trong những năm gần đây. Từ năm 2002 đến nay, tăng trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào cầu trong nước. Không những thế, do quy mô và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cao hơn nhiều so với xuất khẩu nên không những chúng ta không phát triển dựa vào thị trường bên ngoài mà còn để nước ngoài tận dụng thị trường nước ta để tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ.







[1] Tổng đóng góp của nhân tố trong nước và nước ngoài là 103%, trong đó -3% là sai số thống kê.
[2] Tổng đóng góp của nhân tố trong nước và nước ngoài là 97%, trong đó thiếu 3% là do sai số thống kê.

No comments:

Post a Comment