Thế giới lo lắng vì văn hóa kinh doanh của Trung Quốc
Nếu chịu khó đọc báo, các bạn sẽ thấy doanh nghiệp và người lao động Trung Quốc đã tràn ngập châu Phi, Nam Mỹ, phần lớn các nước châu Á, thậm chí ngay tại nhiều trung tâm kinh tế ở Tây Âu và Hoa Kỳ. Một điều hiển nhiên là các doanh nghiệp Trung Quốc liên tục thắng thầu tại bất cứ cuộc đấu thầu quốc tế nào. Nguyên nhân cơ bản nhất là giá chào của Trung Quốc quá rẻ và Trung Quốc sẵn sàng hối lộ để thắng thầu trong khi doanh nghiệp các nước khác không thể làm thế được. Sang đến giai đoạn thực hiện thầu thì mới phát sinh hàng loạt vấn đề: Nhân quyền với người lao động, ứng xử với tài nguyên môi trường, chất lượng và tiến độ công trình...Người VN ta biết rõ chuyện này vì nó quá phổ biến ở nước ta. Thậm chí trụ sở to đùng của nhiều cơ quan nhà nước, cả dân sự lẫn an ninh quốc phòng, cũng được ưu ái đưa cho bạn làm hộ trong khi doanh nghiệp Việt thiếu việc làm.
Báo chí nước ngoài đặt câu hỏi: Tại sao lần lượt nhiều chính quyền các nước Ả rập, Bắc Phi thân Mỹ, thân phương Tây lại lần lượt bị sụp đổ qua nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng trong mấy năm gần đây ? Rồi họ trả lời: Vì chính phủ các nước này đã để các doanh nghiệp Trung Quốc liên tục thắng thầu mọi dự án lớn trong khi các doanh nghiệp Âu - Mỹ bị cho ra rìa, làm cho đám lãnh đạo Âu - Mỹ tức giận, tìm cách lật đổ các chính quyền cũ, dựng lên chính quyền mới với nhiệm vụ đầu tiên là ngưng, tiến tới hủy bỏ mọi dự án có người TQ tham dự.
---------------------
Tchad cho ngưng hoạt động một tập đoàn dầu lửa Trung Quốc
Vị Bộ trưởng tố cáo : « Không chỉ có việc họ không có thiết bị để làm sạch chỗ dầu thô bị đổ, mà họ còn cố ý đổ để giảm chi phí. Họ đào những đường hào khổng lồ và trút dầu thô vào những rãnh này mà không hề bảo vệ, sau đó họ gọi các công nhân người Tchad đến múc chỗ dầu ấy đi, mà không quan tâm đến việc bảo hộ cho công nhân ».
Đối với ông Le Bémadjiel, « thái độ của NNPCIC là không thể chấp nhận được. Toàn bộ giàn lãnh đạo của công ty này sẽ phải trả lời về hành động trên ».
Từ năm 2009, công ty NNPCIC bắt đầu các chiến dịch khoan khai thác dầu tại Koudalwa, và sở hữu một nhà máy lọc dầu tại Tchad.
Quốc gia châu Phi này bắt đầu khai thác các mỏ dầu của mình vào năm 2003. Theo các nguồn tin chính thức, lượng dầu khai thác năm 2011 khoảng 120.000 thùng dầu một ngày.
Thu nhập từ dầu lửa cho phép Tchad hiện đại hóa quân đội, có được hệ thống đường sá tốt hơn và xây dựng thêm nhiều công sở. Nhưng một số thành viên xã hội dân sự đòi hỏi chính quyền sử dụng một phần nguồn tiền trời cho này để cải thiện điều kiện sống của người dân.
Về phần Trung Quốc, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Trung Quốc năm nay sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới.
http://www.pagewash.com////nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fjjj.ivrg.esv.se/punh-n/20130813-gpunq-pub-athat-ubng-qbat-zbg-gnc-qbna-qnh-yhn-gehat-dhbp
Đối với ông Le Bémadjiel, « thái độ của NNPCIC là không thể chấp nhận được. Toàn bộ giàn lãnh đạo của công ty này sẽ phải trả lời về hành động trên ».
Từ năm 2009, công ty NNPCIC bắt đầu các chiến dịch khoan khai thác dầu tại Koudalwa, và sở hữu một nhà máy lọc dầu tại Tchad.
Quốc gia châu Phi này bắt đầu khai thác các mỏ dầu của mình vào năm 2003. Theo các nguồn tin chính thức, lượng dầu khai thác năm 2011 khoảng 120.000 thùng dầu một ngày.
Thu nhập từ dầu lửa cho phép Tchad hiện đại hóa quân đội, có được hệ thống đường sá tốt hơn và xây dựng thêm nhiều công sở. Nhưng một số thành viên xã hội dân sự đòi hỏi chính quyền sử dụng một phần nguồn tiền trời cho này để cải thiện điều kiện sống của người dân.
Về phần Trung Quốc, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Trung Quốc năm nay sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới.
http://www.pagewash.com////nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fjjj.ivrg.esv.se/punh-n/20130813-gpunq-pub-athat-ubng-qbat-zbg-gnc-qbna-qnh-yhn-gehat-dhbp
No comments:
Post a Comment