NHƯ DÒNG SÔNG ĐANG CHẢY
PAOLO COELHO
THÂN TRỌNG SƠN dịch
THÂN TRỌNG SƠN dịch
NGHI LỄ UỐNG TRÀ
Tại Nhật Bản, tôi có tham dự một nghi lễ uống trà. Bạn vào một gian phòng nhỏ, trà được phục vụ, và tất cả chỉ có thế, ngoại trừ việc mọi thứ được thực hiện với nhiều nghi thức và lễ nghi đến mức một sự việc tầm thường hàng ngày biến thành một thời khắc giao hoà với Vũ Trụ.
Vị trà sư, Okakura Kakuzo, giải thích sự việc:
” Nghi lễ là cách thức tôn vinh cái đẹp và cái giản dị. Tất cả nỗ lực của người tham dự nhằm cố thể hiện sự hoàn hảo thông qua những động tác không hoàn hảo của cuộc sống thường ngày. Vẻ đẹp của nó cốt yếu ở sự trân trọng khi tiến hành nghi lễ. Nếu chỉ một cốc trà nhỏ có thể mang ta đến gần Thượng Đế hơn thì chúng ta nên quan sát kỹ hàng chục cơ hội khác mà mỗi một ngày bình thường tặng cho ta.”
PRAGUE 1981
Có một lần, vào mùa đông năm 1981, khi cùng vợ tản bộ trên đường phố ở Prague, chúng tôi tình cờ gặp một thanh niên đang vẽ những ngôi nhà xung quanh.
Mặc dù tôi vốn rất sợ chuyện mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh khi đi du lịch ( và chúng tôi còn cả hành trình dài trước mắt ), tôi vẫn thấy thích một trong những tranh vẽ của anh ta và quyết định mua nó.
Khi trả tiền, tôi nhận thấy anh không mang găng tay, dù trời lạnh tới năm độ âm.
” Sao anh không mang găng?”, tôi hỏi.
” Để cầm được bút chì”.
Rồi anh bắt đầu kể anh yêu cảnh mùa đông Prague ra sao và nói đó là mùa đẹp nhất để vẽ cảnh thành phố. Anh tỏ ra rất hài lòng đã bán tranh cho tôi, rồi hỏi anh có thể vẽ miễn phí chân dung vợ tôi được không.
Mặc dù tôi vốn rất sợ chuyện mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh khi đi du lịch ( và chúng tôi còn cả hành trình dài trước mắt ), tôi vẫn thấy thích một trong những tranh vẽ của anh ta và quyết định mua nó.
Khi trả tiền, tôi nhận thấy anh không mang găng tay, dù trời lạnh tới năm độ âm.
” Sao anh không mang găng?”, tôi hỏi.
” Để cầm được bút chì”.
Rồi anh bắt đầu kể anh yêu cảnh mùa đông Prague ra sao và nói đó là mùa đẹp nhất để vẽ cảnh thành phố. Anh tỏ ra rất hài lòng đã bán tranh cho tôi, rồi hỏi anh có thể vẽ miễn phí chân dung vợ tôi được không.
Khi tôi chờ anh vẽ xong, tôi phát hiện một điều kỳ lạ đã xảy ra: chúng tôi đã nói chuyện với nhau được gần năm phút mà người này không hề nói được ngôn ngữ của người kia. Chúng tôi hiểu nhau bằng cử chỉ, nụ cười, diễn cảm qua nét mặt và mong muốn được chia sẻ.
Điều mong muốn giản dị được chia sẻ chút gì đó có ý nghĩa rằng chúng ta có thể đi vào thế giới ngôn ngữ không cần lời, ở đó mọi chuyện đều rõ ràng và không có nguy cơ bị hiểu lầm.
DU LỊCH MỘT CÁCH KHÁC
Từ lâu tôi đã nhận thức rằng, với tôi, du lịch là cách học hỏi tốt nhất. Tôi vẫn có tinh thần một người hành hương, và tôi nghĩ có thể dùng bài này để nói về những bài học tôi đã tiếp thu được, với hy vọng là chúng có thể hữu ích cho những người hành hương giống như tôi.
1.Tránh các viện bảo tàng. Điều này có vẻ như là một lời khuyên phi lý, nhưng thử suy nghĩ một chút xem sao. Nếu bạn đến một thành phố nước ngoài, phải chăng sẽ thú vị hơn nhiều nếu đi tìm hiện tại thay vì quá khứ? Hẳn là nhiều người cảm thấy cần phải tới viện bảo tàng vì từ nhỏ họ đã học rằng du lịch là để tìm kiếm thứ văn hóa đó. Tất nhiên bảo tàng là quan trọng, nhưng cần phải có thời gian và chủ đích – bạn phải biết mình muốn xem gì ở đó, nếu không bạn sẽ ra về với cảm giác đã xem được ít điều thực sự cơ bản, nhưng sẽ không thể nhớ điều đó là gì.
2. Lân la các quầy rượu. Quầy rượu là nơi mà cuộc sống ở thành phố thể hiện chính nó, chứ không phài tại các viện bảo tàng. Nói quầy rượu không phải tôi muốn nhắc đến các quán ca nhạc khiêu vũ, mà chỉ là những nơi người bình thường đến để uống, bàn bạc về thời tiết và lúc nào cũng sẵn sàng tán gẫu. Mua tờ báo và thích thú nhìn người vô ra. Nếu có ai gợi chuyện, dù ngớ ngẩn đến mấy cũng cứ tham gia: bạn không thể phán đoán vẻ đẹp của một lối đi đặc biệt nào đó chỉ bằng cách nhìn chiếc cổng.
3. Tỏ ra cởi mở. Người hướng dẫn viên du lịch tốt nhất là người sống tại chỗ, biết hết mọi thứ ở đó, hãnh diện về thành phố của mình, và không làm việc cho bất cứ một hãng du lịch nào. Hãy bước ra đường, chọn lấy một người bạn muốn bắt chuyện, và hỏi họ dăm điều. ( Nhà thờ ở đâu? Bưu điện chỗ nào? ) Nếu không thu nhận được điều gì thì hãy thử tìm một người khác- tôi bảo đảm là đến cuối ngày thế nào bạn cũng tìm thấy cho mình một người bạn đồng hành tuyệt vời.
4. Hãy đi du lịch một mình hoặc – nếu bạn đã có gia đình – đi với vợ hay chồng của mình. Có thể sẽ khó khăn hơn, không ai chăm sóc bạn, nhưng chỉ bằng cách này bạn mới có thể thực sự bỏ lại đằng sau quê hương của mình. Du lịch theo nhóm là cách ra nước ngoài mà vẫn nói tiếng mẹ đẻ, làm bất cứ việc gì người nhóm trưởng bảo bạn làm, và bận tâm tới những chuyện tầm phào của nhóm nhiều hơn là tới nơi bạn viếng thăm.
5. Đừng so sánh. Đừng so sánh gì hết – giá cả, tiêu chuẩn vệ sinh, chất lượng cuộc sống, phương tiện giao thông, không gì cả. Bạn không đi du lịch để chứng tỏ rằng mình đang có cuộc sống tốt hơn người khác – mục đích của bạn là khám phá xem người khác sống ra sao, họ có thể dạy bạn điều gì, cách họ ứng phó với thực tế và những điều khác thường.
6. Hãy hiểu rằng mọi người đều hiểu bạn. Ngay cả khi bạn không biết ngôn ngữ ( nơi đến ) cũng đừng sợ: Tôi đã từng đến nhiều nơi mà tôi không thể nào giao tiếp bằng lời được, nhưng rồi tôi đều có thể tìm được trợ giúp, hướng dẫn, lời khuyên hữu ích, và cả bạn gái nữa. Có người nghĩ rằng nếu đi du lịch một mình, họ bước ra đường và có thể bị lạc vĩnh viễn. Chỉ cần chắc chắn là trong túi bạn có tấm danh thiếp của khách sạn và – nếu điều tệ hại xảy đến – hãy vẫy một chiếc taxi và đưa tấm danh thiếp cho tài xế.
7. Đừng mua sắm nhiều quá. Hãy tiêu tiền vào những thứ mà bạn khỏi mất công mang theo: vé xem kịch hay, bữa ăn trong tiệm, các chuyến đi chơi. Thời nay, với nền kinh tế toàn cầu và internet, bạn có thể mua bất cứ thứ gì mà vẫn không phải trả thêm tiền hành lý quá mức quy định.
8. Đừng cố xem cả thế giới trong vòng một tháng. Lưu lại một thành phố bốn hay năm ngày tốt hơn là đi thăm năm thành phố trong một tuần. Một thành phố cũng giống như một phụ nữ tính khí thất thường: cô ấy cần có thời gian để bị quyến rũ và bộc lộ mình hoàn toàn.
9. Mỗi chuyến đi là một cuộc thám hiểm. Henry Miller thường nói việc khám phá một giáo đường mà chưa ai nghe nói đến quan trọng hơn nhiều so với việc đi tới La Mã và cảm thấy cần phải viếng Nhà Nguyện Sistine với 200 000 du khách khác ầm ĩ trong tai bạn. Bằng mọi cách hãy đến Nhà Nguyện Sistine, nhưng cũng nên lang thang trên những con đường, khám phá các ngõ hẻm, trải nghiệm sự tự do được tìm kiếm điều gì đó – hẳn là bạn không biết – nhưng, nếu bạn tìm được, bạn có thể chắc chắn rằng nó sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn.
SÁCH VÀ THƯ VIỆN
Tôi thực sự không có nhiều sách. Vài năm trước đây, với ý tưởng muốn có chất lượng cuộc sống tốt nhất với số lượng sở hữu ít nhất, tôi đã có vài lựa chọn. Điều này không có nghĩa là tôi chuộng lối sống của một tu sĩ, ngược lại, việc tự mình khước từ nhiều thứ sở hữu sẽ mang lại cho bạn tự do lớn lao. Vài người bạn của tôi, nam và nữ, than phiền là, do có quá nhiều quần áo, họ mất nhiều thời gian để quyết định sẽ mặc thứ nào. Còn tôi, bây giờ tôi đã giảm thiểu tủ quần áo của mình đến chỉ còn ” màu đen cơ bản “, tôi khỏi phải lo vấn đề đó.
Tuy nhiên, hôm nay tôi không nói về thời trang mà về sách. Trở lại với chủ điểm chính, tôi đã quyết định chỉ giữ lại bốn trăm cuốn trong thư viện, một số, vì giá trị tình cảm của chúng, số khác, vì tôi thường lấy ra đọc lại. Tôi quyết định như thế vì nhiều lý do, trong đó có việc tôi cảm thấy rất buồn khi nhìn thấy bao thư viện một đời góp nhặt thường bị bán đổ bán tháo chẳng chút tôn trọng khi chủ nhân qua đời. Vậy thì giữ sách ở nhà để làm gì? Để chứng tỏ cho bạn bè biết là tôi thông thái đến mức nào? Để trang trí tường nhà? Sách tôi đã mua có thể sẽ hữu dụng trong một thư viện công cộng hơn là ở nhà tôi.
Tôi thường nói tôi cần đến sách trong trường hợp tôi muốn tham khảo điều gì trong đó. Tuy nhiên, giờ đây, khi muốn tìm kiếm điều gì, tôi chỉ việc bật máy vi tính, gõ một hay vài từ, điều tôi muốn tìm sẽ hiện ra trên màn hình, nhờ internet, thư viện vĩ đại nhất hành tinh.
Tất nhiên, tôi vẫn tiếp tục mua sách – phương tiện điện tử không thay thế hết sách được – nhưng ngay khi đọc xong, tôi mang cho người khác, hay chuyển cho thư viện công cộng. Ý định của tôi chẳng phải để bảo vệ rừng hay tỏ ra hào phóng, mà đơn giản chỉ vì tôi tin rằng một cuốn sách phải đi tiếp hành trình của nó, thay vì bị buộc phải chết gí trên kệ.
Là nhà văn, sống nhờ nhuận bút, làm như thế có thể thiệt hại cho tôi, bởi dẫu sao, sách càng được mua thì tôi càng có nhiều tiền. Tuy nhiên như thế có thể là không công bằng với người đọc, nhất là tại những nước mà phần lớn ngân sách chính phủ dành vào việc mua sách cho các thư viện không rõ ràng dựa trên hai tiêu chí cho sự lựa chọn nghiêm túc – thú vui đọc sách cộng với chất lượng tác phẩm.
Hãy để cho sách thoải mái du hành, để rồi được những bàn tay khác chạm vào, những đôi mắt khác thưởng lãm. Khi tôi viết bài này, tôi mơ hồ nhớ đến một bài thơ của Jorge Luis Borges, nói về những cuốn sách không bao giờ được giở ra lại.
Tôi nay đang ở đâu? Trong một quán cà phê tại một thị trấn nhỏ miền Pyrénėes nước Pháp, êm ái với nhiệt độ điều hoà trong khi bên ngoài cơn nóng không sao chịu nổi. Thực tế là tôi có toàn bộ tác phẩm của Borges ờ nhà, cách nơi tôi đang ngồi viết đây vài cây số – đó là một trong những tác giả mà tôi thường đọc và đọc lại. Nhưng mà sao tôi lại không trắc nghiệm lý thuyết của tôi nhỉ?
Tôi băng qua đường và đi bộ năm phút tới một quán cà phê khác, có trang bị máy vi tính ( nơi thường được gọi bằng cái tên dễ thương mà nghịch lý là ” cyber-cafė ” ). Tôi chào chủ quán, gọi một ly nước khoáng ướp lạnh, mở công cụ tìm kiếm, gõ một vài từ của cái câu tôi còn nhớ, cùng tên tác giả. Mất chưa tới hai phút, tôi đã có bài thơ trước mắt :
Trong số sách của thư viện ( hiện tôi đang có đây )
Có những cuốn tôi sẽ không bao giờ giở ra lại.
Tôi cảm thấy chính xác như thế về nhiều cuốn sách của tôi, tôi chẳng bao giờ giở ra lại, bởi lẽ sách mới và hay vẫn tiếp tục được xuất bản và tôi vốn thích đọc sách. Bây giờ, tôi nghĩ là thật tuyệt vời nếu mọi người có được thư viện, nói chung, sự tiếp xúc với sách lần đầu của một đứa trẻ sẽ khơi dậy sự tò mò muốn khám phá những pho sách đóng bìa chứa đầy hình ảnh và chữ nghĩa; nhưng tôi cũng thấy cũng tuyệt vời như thế nếu tại buổi ký tặng sách mới ra mắt, một độc giả đến chỗ tôi, tay cầm một bản sách của tôi đã nhàu nát vì đã được chuyền tay từ người bạn này đến người bạn khác cả chục lần. Điều đó có nghĩa là cuốn sách đã du hành, chẳng khác nào tâm trí tác giả đã du hành khi viết sách đó.
Tôi thường nói tôi cần đến sách trong trường hợp tôi muốn tham khảo điều gì trong đó. Tuy nhiên, giờ đây, khi muốn tìm kiếm điều gì, tôi chỉ việc bật máy vi tính, gõ một hay vài từ, điều tôi muốn tìm sẽ hiện ra trên màn hình, nhờ internet, thư viện vĩ đại nhất hành tinh.
Tất nhiên, tôi vẫn tiếp tục mua sách – phương tiện điện tử không thay thế hết sách được – nhưng ngay khi đọc xong, tôi mang cho người khác, hay chuyển cho thư viện công cộng. Ý định của tôi chẳng phải để bảo vệ rừng hay tỏ ra hào phóng, mà đơn giản chỉ vì tôi tin rằng một cuốn sách phải đi tiếp hành trình của nó, thay vì bị buộc phải chết gí trên kệ.
Là nhà văn, sống nhờ nhuận bút, làm như thế có thể thiệt hại cho tôi, bởi dẫu sao, sách càng được mua thì tôi càng có nhiều tiền. Tuy nhiên như thế có thể là không công bằng với người đọc, nhất là tại những nước mà phần lớn ngân sách chính phủ dành vào việc mua sách cho các thư viện không rõ ràng dựa trên hai tiêu chí cho sự lựa chọn nghiêm túc – thú vui đọc sách cộng với chất lượng tác phẩm.
Hãy để cho sách thoải mái du hành, để rồi được những bàn tay khác chạm vào, những đôi mắt khác thưởng lãm. Khi tôi viết bài này, tôi mơ hồ nhớ đến một bài thơ của Jorge Luis Borges, nói về những cuốn sách không bao giờ được giở ra lại.
Tôi nay đang ở đâu? Trong một quán cà phê tại một thị trấn nhỏ miền Pyrénėes nước Pháp, êm ái với nhiệt độ điều hoà trong khi bên ngoài cơn nóng không sao chịu nổi. Thực tế là tôi có toàn bộ tác phẩm của Borges ờ nhà, cách nơi tôi đang ngồi viết đây vài cây số – đó là một trong những tác giả mà tôi thường đọc và đọc lại. Nhưng mà sao tôi lại không trắc nghiệm lý thuyết của tôi nhỉ?
Tôi băng qua đường và đi bộ năm phút tới một quán cà phê khác, có trang bị máy vi tính ( nơi thường được gọi bằng cái tên dễ thương mà nghịch lý là ” cyber-cafė ” ). Tôi chào chủ quán, gọi một ly nước khoáng ướp lạnh, mở công cụ tìm kiếm, gõ một vài từ của cái câu tôi còn nhớ, cùng tên tác giả. Mất chưa tới hai phút, tôi đã có bài thơ trước mắt :
Trong số sách của thư viện ( hiện tôi đang có đây )
Có những cuốn tôi sẽ không bao giờ giở ra lại.
Tôi cảm thấy chính xác như thế về nhiều cuốn sách của tôi, tôi chẳng bao giờ giở ra lại, bởi lẽ sách mới và hay vẫn tiếp tục được xuất bản và tôi vốn thích đọc sách. Bây giờ, tôi nghĩ là thật tuyệt vời nếu mọi người có được thư viện, nói chung, sự tiếp xúc với sách lần đầu của một đứa trẻ sẽ khơi dậy sự tò mò muốn khám phá những pho sách đóng bìa chứa đầy hình ảnh và chữ nghĩa; nhưng tôi cũng thấy cũng tuyệt vời như thế nếu tại buổi ký tặng sách mới ra mắt, một độc giả đến chỗ tôi, tay cầm một bản sách của tôi đã nhàu nát vì đã được chuyền tay từ người bạn này đến người bạn khác cả chục lần. Điều đó có nghĩa là cuốn sách đã du hành, chẳng khác nào tâm trí tác giả đã du hành khi viết sách đó.
TRONG MỘT THÀNH PHỐ Ở ĐỨC
” Thật là một công trình kỷ niệm thú vị, phải không?”, Robert nói.
Mặt trời một chiều cuối thu bắt đầu lặn. Chúng tôi đang ở tại một thành phố bên Đức.
” Tôi chẳng thấy gì cả”, tôi nói, ” chỉ là một bãi đất trống.”
” Công trình dưới chân chúng ta,” Robert nhấn mạnh.
Tôi nhìn xuống. Chỉ thấy những phiến đá phẳng, giống hệt nhau. Không muốn làm bạn thất vọng, nhưng quả thật tôi không nhìn thấy gì khác trong bãi đất này.
Robert giải thích: ” Chỗ này được gọi là “Công trình Vô hình “. Khắc vào bên dưới mỗi một phiến đá này là tên của một địa điểm nơi những người Do Thái đã bị sát hại. Những nghệ sĩ ẩn danh đã tạo ra bãi đất này trong thời kỳ Thế Chiến thứ 2 và tiếp tục đặt thêm một phiến đá mỗi khi khám phá thêm những vị trí tàn sát nữa. Cho dù không ai nhìn thấy chúng, công trình vẫn tồn tại như một chứng nhân, và hậu thế sẽ thôi đi tìm sự thực về quá khứ.
Mặt trời một chiều cuối thu bắt đầu lặn. Chúng tôi đang ở tại một thành phố bên Đức.
” Tôi chẳng thấy gì cả”, tôi nói, ” chỉ là một bãi đất trống.”
” Công trình dưới chân chúng ta,” Robert nhấn mạnh.
Tôi nhìn xuống. Chỉ thấy những phiến đá phẳng, giống hệt nhau. Không muốn làm bạn thất vọng, nhưng quả thật tôi không nhìn thấy gì khác trong bãi đất này.
Robert giải thích: ” Chỗ này được gọi là “Công trình Vô hình “. Khắc vào bên dưới mỗi một phiến đá này là tên của một địa điểm nơi những người Do Thái đã bị sát hại. Những nghệ sĩ ẩn danh đã tạo ra bãi đất này trong thời kỳ Thế Chiến thứ 2 và tiếp tục đặt thêm một phiến đá mỗi khi khám phá thêm những vị trí tàn sát nữa. Cho dù không ai nhìn thấy chúng, công trình vẫn tồn tại như một chứng nhân, và hậu thế sẽ thôi đi tìm sự thực về quá khứ.
PHÍA BÊN KIA CỦA THÁP BABEL
Tôi đã mất cả buổi sáng để giải thích là tôi quan tâm đến cư dân trong vùng quê hơn là bảo tàng và giáo đường, và, do vậy, tốt hơn là chúng ta nên đi chợ. Họ bảo tôi rằng hôm nay cả nước nghỉ lễ và chợ đóng cửa.
“ Vậy thì ta đi đâu?”
“ Đi nhà thờ.”
Tôi biết ngay.
“ Hôm nay chúng tôi làm lễ tưởng niệm một vị thánh rất đặc biệt với chúng tôi, và chắc chắn là với ông nữa.Chúng ta sẽ đến viếng mộ vị thánh này. Nhưng xin đừng hỏi gì nữa và hãy chấp nhận là đôi khi chúng tôi muốn dành ngạc nhiên thú vị cho các nhà văn.”
“ Vậy thì ta đi đâu?”
“ Đi nhà thờ.”
Tôi biết ngay.
“ Hôm nay chúng tôi làm lễ tưởng niệm một vị thánh rất đặc biệt với chúng tôi, và chắc chắn là với ông nữa.Chúng ta sẽ đến viếng mộ vị thánh này. Nhưng xin đừng hỏi gì nữa và hãy chấp nhận là đôi khi chúng tôi muốn dành ngạc nhiên thú vị cho các nhà văn.”
“Mất bao lâu để tới đó?”
“Hai mươi phút.”
Hai mươi phút là câu trả lời tiêu chuẩn. Tôi biết thế, dĩ nhiên, nhưng thế nào cũng phải lâu hơn. Tuy nhiên, cho đến lúc này, họ đều tôn trọng ý thích của tôi, cho nên tốt hơn hết là tôi nên nhượng bộ lần này.
Sáng chủ nhật này, tôi đang ở Yerevan, xứ Armenia. Tôi miễn cưỡng bước lên xe. Tôi có thể nhìn thấy ngọn Ararat phủ tuyết ở phía xa. Tôi ngắm nhìn cảnh đồng quê chung quanh. Ước gì tôi có thể tản bộ ngoài đó, thay vì bị kẹt lại trong chiếc hộp kim loại này. Những người đón tiếp tôi cố tỏ ra tử tế với tôi nhưng tôi không thoải mái, buộc lòng phải chấp nhận ” chương trình du lịch đặc biệt” này. Cuối cùng họ cũng từ bỏ toan tính muốn tạo cuộc trò chuyện, và chúng tôi tiếp tục ngồi trên xe trong im lặng.
Năm mươi phút sau ( tôi biết vậy mà!), chúng tôi đến một thị trấn nhỏ và tiến đến một nhà thờ đông nghẹt người.Tôi để ý là mọi người đều mặc còm lê đeo cà vạt, hẳn là một sự kiện trang trọng, tôi cảm thấy thật lố bịch với áo thun và quần jean. Tôi bước xuống xe, nhiều vị trong Hội Nhà Văn đang chờ tôi ở đó. Họ trao hoa cho tôi và hướng dẫn tôi đi qua đám đông đang dự lễ. Chúng tôi bước xuống mấy bậc cấp sau bàn thờ. Tôi thấy mình đang đứng trước một ngôi mộ. Tôi hiểu rằng đây là nơi vị thánh được chôn cất, nhưng trước khi đặt hoa lên mộ, tôi muốn biết người mà tôi tỏ lòng tôn kính là ai đây.
“ Vị Thánh Dịch thuật!”, là câu trả lời.
Thánh Dịch thuật! Mắt tôi đẫm lệ.
Hôm nay là ngày 9 tháng mười năm 2004, tên thành phố là Oshakan, và Armenia, theo như tôi biết, là nơi duy nhất trên thế giới đã công bố ngày lễ Thánh Dịch thuật, Thánh Mesrob, là ngày quốc lễ và đây là nơi họ cử hành lễ theo đúng nghi thức. Cùng với việc tạo ra bảng chữ cái tiếng Armenia ( ngôn ngữ này đã tồn tại từ trước nhưng chỉ ở dạng nói ), Thánh Mesrob đã cống hiến cả đời mình vào việc phiên dịch sang tiếng mẹ đẻ những văn bản quan trọng của thời đại, viết bằng tiếng Hy Lạp, Ba Tư và Cyrillic. Ông và các môn sinh đã cống hiến cả đời cho công việc vĩ đại là dịch Kinh Thánh và những tác phẩm văn học kinh điển quan trọng của thời đại. Từ đấy về sau, nền văn hóa của đất nước ông đã tạo được bản sắc riêng, và được duy trì cho đến ngày nay.
Vị Thánh Dịch Thuật. Tôi cầm đóa hoa trong tay và nghĩ đến tất cả những người tôi đã từng gặp hoặc có thể không bao giờ có cơ hội được gặp, nhưng những người này, giờ đây, đang cầm một trong những tác phẩm của tôi trong tay và đang cố hết sức để giữ cho trung thành với những gì tôi muốn chia sẻ với độc giả của mình.Hơn hết thảy, tôi nghĩ đến nhạc phụ của tôi, Christiano Monteiro Oiticica, nghề nghiệp: dịch thuật, người mà hôm nay đang cùng với các thiên thần và với Thánh Mesrob chứng kiến cảnh tượng này. Tôi nhớ lại hình ảnh ông đang khom mình trên chiếc máy đánh chữ cũ kỹ, và thỉnh thoảng than phiền về số tiền nhuận bút tệ hại trả cho việc dịch thuật ( và, than ôi, bây giờ cũng thế ). Tuy nhiên, ngay sau đó ông vẫn tiếp tục giải thích rằng lý do thực sự ông làm công việc này là vì muốn chia sẻ những kiến thức mà, nếu không có các nhà dịch thuật, sẽ không bao giờ đến với đồng bào của ông.
Tôi lặng lẽ cầu nguyện cho ông, cho tất cả những người đã giúp phiên dịch những cuốn sách của tôi, và cho những người đã cho phép tôi đọc được những cuốn sách mà nếu không có bản dịch của họ, tôi sẽ không bao giờ tiếp cận được, và như thế, đã giúp tôi – môt cách ẩn danh – hình thành cuộc sống và tính cách của mình. Khi rời nhà thờ, tôi thấy vài đứa trẻ đang viết bảng chữ cái với những viên kẹo có hình các chữ cái và với những bông hoa, rất nhiều hoa.
Khi loài người ngày càng có nhiều tham vọng, Thượng Đế đã hủy Tháp Babel, và mọi người bắt đầu sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau.Tuy nhiên, với lòng khoan dung vô biên, Ngài cũng đã tạo nên những con người để tái dựng những chiếc cầu ngôn ngữ, nhằm mở ra đối thoại và truyền bá tư tưởng nhân loại. Con người này, mà ta ít khi chịu khó lưu ý đến tên mỗi khi giở ra đọc một cuốn sách nước ngoài, chính là nhà dịch thuật.
CUỘC GẶP GỠ KHÔNG XẢY RA
Tôi tin là, ít nhất mỗi tuần một lần, tất cả chúng ta đều có gặp một người lạ mà mình muốn trò chuyện, nhưng lại không đủ can đảm để làm việc đó. Cách đây ít hôm, tôi nhận được một lá thư về đề tài này, do một bạn đọc mà tôi tạm gọi là Antonio gởi đến. Sau đây tôi tường thuật ngắn gọn chuyện đã xảy đến với anh ta.
Tôi đang đi bộ dọc theo đường Gran Via thì nhìn thấy một phụ nữ, người nhỏ nhắn, làn da sáng, ăn mặc đẹp – đang xin tiền khách qua đường. Khi tôi tới gần, cô xin tôi ít tiền lẻ để mua chiếc sandwich. Ở Brazil, tôi quen nhìn hình ảnh những hành khất mặc áo quần cũ mèm và dơ dáy, do vậy tôi quyết định không cho cô ta gì cả và tiếp tục đi. Tuy nhiên, cái nhìn cô ta gởi theo tôi lại khiến tôi có một cảm giác lạ lùng.
Tôi về lại khách sạn và bỗng nhiên cảm thấy một thôi thúc khó hiểu phải trở lại nơi đó và cho cô ta tiền – tôi đang trong kỳ nghỉ, vừa ăn trưa xong, trong túi có tiền và thật là tủi nhục vô cùng khi phải ăn xin ngoài đường để mọi người dòm ngó.
Tôi trở lại vị trí hồi nãy đã gặp cô. Cô ta không còn ở đó nữa; tôi đi tìm ở mấy con đường gần đó, nhưng không còn thấy dấu vết nào của cô. Ngày hôm sau, tôi lặp lại cuộc hành hương này và vẫn vô vọng.
Từ hôm đó, tôi chỉ ngủ chập chờn. Tôi quay về Brazil và kể chuyện này cho một người bạn.Cô bạn nói rằng tôi đã thất bại khi thực hiện mối nối kết rất quan trọng và khuyên tôi nên cầu Thượng Đế giúp đỡ. Tôi cầu nguyện và tưởng là đã nghe được một giọng nói bảo tôi cần phải tìm gặp người phụ nữ hành khất này lại. Tôi thổn thức cả đêm, không ngủ lại được; tôi hiểu rằng không thể tiếp tục như thế này được nên cố vơ vét cho đủ tiền mua vé trở lại Madrid hầu tìm lại người phụ nữ hành khất.
Tôi bắt đầu một cuộc tìm kiếm chừng như dài vô tận, hết lòng hết sức mình, thời gian cứ qua đi, túi tôi đã cạn dần. Tôi tới hãng du lịch đổi vé ngày về lại Brazil cho đến khi tôi có thể trao cho người phụ nữ kia khoản tiền mà đáng lẽ tôi đã cho hôm gặp lần đầu.
Khi bước ra cửa hàng du lịch, tôi vấp một bậc cấp và đụng phải một ai đó – chính là người phụ nữ tôi đang đi tìm.
Tôi tự động cho tay vào túi, lấy ra tất cả số tiền có trong đó và đưa hết cho cô ta; tôi nhận thấy một cảm giác thanh thản và biết ơn Thượng Đế về cuộc gặp lặng lẽ thứ hai này, về cơ hội thứ hai này.
Từ đấy tôi còn nhiều dịp trở lại Tây Ban Nha, và tôi biết tôi sẽ không bao giờ gặp lại cô ta lần nữa, nhưng tôi đã làm được việc mà con tim mách bảo.
Tôi đang đi bộ dọc theo đường Gran Via thì nhìn thấy một phụ nữ, người nhỏ nhắn, làn da sáng, ăn mặc đẹp – đang xin tiền khách qua đường. Khi tôi tới gần, cô xin tôi ít tiền lẻ để mua chiếc sandwich. Ở Brazil, tôi quen nhìn hình ảnh những hành khất mặc áo quần cũ mèm và dơ dáy, do vậy tôi quyết định không cho cô ta gì cả và tiếp tục đi. Tuy nhiên, cái nhìn cô ta gởi theo tôi lại khiến tôi có một cảm giác lạ lùng.
Tôi về lại khách sạn và bỗng nhiên cảm thấy một thôi thúc khó hiểu phải trở lại nơi đó và cho cô ta tiền – tôi đang trong kỳ nghỉ, vừa ăn trưa xong, trong túi có tiền và thật là tủi nhục vô cùng khi phải ăn xin ngoài đường để mọi người dòm ngó.
Tôi trở lại vị trí hồi nãy đã gặp cô. Cô ta không còn ở đó nữa; tôi đi tìm ở mấy con đường gần đó, nhưng không còn thấy dấu vết nào của cô. Ngày hôm sau, tôi lặp lại cuộc hành hương này và vẫn vô vọng.
Từ hôm đó, tôi chỉ ngủ chập chờn. Tôi quay về Brazil và kể chuyện này cho một người bạn.Cô bạn nói rằng tôi đã thất bại khi thực hiện mối nối kết rất quan trọng và khuyên tôi nên cầu Thượng Đế giúp đỡ. Tôi cầu nguyện và tưởng là đã nghe được một giọng nói bảo tôi cần phải tìm gặp người phụ nữ hành khất này lại. Tôi thổn thức cả đêm, không ngủ lại được; tôi hiểu rằng không thể tiếp tục như thế này được nên cố vơ vét cho đủ tiền mua vé trở lại Madrid hầu tìm lại người phụ nữ hành khất.
Tôi bắt đầu một cuộc tìm kiếm chừng như dài vô tận, hết lòng hết sức mình, thời gian cứ qua đi, túi tôi đã cạn dần. Tôi tới hãng du lịch đổi vé ngày về lại Brazil cho đến khi tôi có thể trao cho người phụ nữ kia khoản tiền mà đáng lẽ tôi đã cho hôm gặp lần đầu.
Khi bước ra cửa hàng du lịch, tôi vấp một bậc cấp và đụng phải một ai đó – chính là người phụ nữ tôi đang đi tìm.
Tôi tự động cho tay vào túi, lấy ra tất cả số tiền có trong đó và đưa hết cho cô ta; tôi nhận thấy một cảm giác thanh thản và biết ơn Thượng Đế về cuộc gặp lặng lẽ thứ hai này, về cơ hội thứ hai này.
Từ đấy tôi còn nhiều dịp trở lại Tây Ban Nha, và tôi biết tôi sẽ không bao giờ gặp lại cô ta lần nữa, nhưng tôi đã làm được việc mà con tim mách bảo.
PAOLO COELHO
( Trích tuyển tập LIKE THE FLOWING RIVER -
Nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha, bản tiếng Anh của Margaret Jull Costa.
NXB Madison Park Press, 2006 )
( Trích tuyển tập LIKE THE FLOWING RIVER -
Nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha, bản tiếng Anh của Margaret Jull Costa.
NXB Madison Park Press, 2006 )
THÂN TRỌNG SƠN dịch từ bản tiếng Anh.
DoDom Post
No comments:
Post a Comment