Cây bèo : Từ thảm họa trở thành tài nguyên quý giá
Một khi được chế biến, "sợi bèo" có khả năng hút dầu, a-xít,
các chất tẩy và các hóa chất đủ loại - Photo by Ted Center
Trong chương trình « Ce n’est pas du vent » chúng ta thường nói rằng cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay, với tính chất cái khó làm ló cái khôn, chính là cơ hội quý giá cho việc phát triển các tiềm năng kinh tế mới. Tạp chí hôm nay của RFI sẽ giới thiệu với quý vị hai sáng kiến, trong đó có việc khai thác tảo biển để chế tạo nilon 100% tự hủy tại Pháp, nhưng nội dung chủ yếu trước hết của tạp chí là việc biến bèo, một thực vật bị coi như là thảm họa ở nhiều nơi trên thế giới, thành một nguồn lực kinh tế hết sức quý báu. Bèo là một loại thực vật nhiệt đới sống trên mặt nước, có khả năng thích nghi rất lớn. Người ta thấy nó ở hồ, đầm, trên sông, thậm chí ven biển. Loài này được các nhà thực vật học nhận dạng vào năm 1852 trên sông Amazone.
Ba mươi năm sau, người ta tìm thấy nó tại Mêhicô và ở tiểu bang Florida, rồi ở Châu Á và Châu Phi. Hiện tại, loài bèo này trở thành một tai họa trên các dòng sông khắp nơi trên thế giới, như Nil, Niger, Congo, Zair… trên các hồ lớn của Châu Phi, như Victoria, Taganyika, Malawi. Nó xâm chiếm phía nam Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Gần đây, chính tại Mêhicô, mà thông tín viên RFI Patrice Gouy tại Mêhicô đã phát hiện ra những sáng kiến mới cho phép biến thảm họa tự nhiên này thành một thế mạnh kinh tế phi thường.
Địa điểm đầu tiên thông tín viên RFI đưa chúng ta tới là vườn nổi Xochimilco, địa điểm du lịch nổi tiếng, được Unesco xếp hạng di sản nhân loại. Đây là một trung tâm nông nghiệp thuở xưa của người thổ dân Azteque. Nơi đây từng là vùng cung cấp thực phẩm cho kinh đô Tenochtitlán, được người Azteque lập nên vào năm 1321. Xochimilco, tiếng địa phương có nghĩa là nơi nở hoa, là nơi có một địa hình đặc biệt, với nhiều mảnh đất nổi và nối liền chúng với nhau là các kênh, rạch. Phương tiện đi lại ở đây chủ yếu là thuyền. Địa điểm này là nơi du lịch đặc biệt ưu thích của người Mêhicô vào cuối tuần, với rất nhiều âm nhạc và màu sắc rực rỡ.
Đối thủ vô hình của khu vườn nổi Xochimilko là các công trình đô thị, nhưng đặc biệt là cuộc xâm lấn dữ dội của bèo.
Người phụ trách bảo trì khu vực Xochimilko cho chúng tôi biết bèo Mêhicô có gốc gác tại đây. Nhưng thời gian gần đây, bèo này đã bị bèo Brazil xâm lấn. Loại bèo này đã được đưa vào các kênh đào Xochimilko vào thế kỷ trước. Lúc đó, Xochimilko đã là một trung tâm du lịch. Loài bèo Brazil này được đưa vào đây để làm tăng thêm vẻ đẹp của chốn này. Vì khi nở, hoa bèo có màu tím biếc rất duyên dáng. Vấn đề ở chỗ là loài bèo này không có đối thủ tự nhiên nào để khắc chế. Bèo Brazil đã phát triển mà không có bất cứ thực vật hay động vật nào ngăn chặn được. Và sự phát triển của loại bèo này nhanh chóng trở nên không kiểm soát nổi.
Người phụ trách khu vực Xochimilko cho biết những tai họa do bèo gây ra tại đây :
« Loại bèo này khiến thuyền không di chuyển được, cản trở việc vận chuyển nông sản từ nông thôn đến các chợ. Ở đây có nhiều nhà nông, nhà nuôi gia súc, và đây cũng là một vùng du lịch, nên bèo thực sự là một thảm họa. Vào hai ngày cuối tuần, ở đây khách du lịch đông đặc, việc di chuyển bằng thuyền rất khó khăn. Việc đi lại của các nhạc công, những người bán hoa, bán hàng đồ ăn rong cũng gặp trở ngại. Sự phát triển thái quá của bèo cũng cản trở việc sinh trưởng của cá và các hoạt động đánh bắt. Tại các kênh đào không được làm sạch, việc di chuyển rất khó, vì thuyền bị rễ bèo làm kẹt. Rễ loại cây này dài đến 0,5 mét ».
Khắp nơi trên thế giới, bèo gây trở ngại cho vận tải thủy, làm nghẽn các động cơ của của các nhà máy thủy điện, hút nước khiến sông ngòi khô cạn và làm suy giảm đa dạng sinh thái. Từ lâu, người nông dân đã sử dụng bèo để làm phân bón. Việc dùng bèo này làm phân bón mang lại rất nhiều ích lợi cho đất.
Nhưng tốc độ phát triển của bèo nhanh hơn là việc người ta tiêu diệt nó. Khắp nơi trên thế giới, người ta nghĩ cách thoát khỏi nạn bèo. Nhìn chung, các hoạt động tiêu diệt bèo, chủ yếu mang tính cơ học. Người phụ trách khu du lịch cho biết :
« Cái mà ông thấy ở đây là cách loại trừ bỏ bèo theo kiểu cổ điển. Người ta sử dụng những cái gầu để đưa bèo lên bờ. Trước khi đưa máy móc vào sử dụng, chúng tôi từng dùng các chât hóa học để diệt bèo, nhưng phần còn lại của hóa chất nằm lại dưới đáy nước. Kỹ thuật này không mang lại các kết quả tốt. Trước đây, chúng tôi cũng đã từng sử dụng một số loại động vật, như lợn biển để diệt bèo, bất hạnh thay là chúng chết ngay khi được đưa vào môi trường này. Bây giờ, chúng tôi sử dụng các thuyền với gầu múc. Sau đó, bèo được chuyển lên bờ để phơi trên mặt bờ sông cho khô. Tàu hoạt động liên tục. Hàng ngày chúng tôi đưa lên bờ khoảng 20 đến 30 mét khối, tương đương với từ 3 đến 4 xe ben ».
Đối với nhà khoa học Isabelle Gaime, IRD (Viện nghiên cứu phát triển) Marseilles, đang làm việc tại Mêhicô, cộng tác chặt chẽ với Đại học tự trị Mêhicô, thì bèo mang lại nhiều ích lợi.
« Theo chúng tôi, không thể nào tiêu diệt được giống bèo, vì nó có sức xâm lấn mạnh mẽ, sức sinh sản cao và gây tổn hại cho nhiều hoạt động của con người, như các công trình thủy điện. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về cách ủ bèo để phân hủy chúng, nhưng chúng tôi gặp phải một vấn đề khó, tức là cái giá của việc thu lượm bèo, do đó cũng là giá vận chuyển, đặc biệt do bèo có thể tích rất lớn, với 90% bèo là nước.
Điều mà chúng tôi đề nghị cần làm là thuần hóa bèo, kiểm soát và quản lý loài cây này. Bằng cách sử dụng các tiềm năng tích cực, tức là khả năng lọc của bèo, vốn tính năng thanh lọc các mặt nước của bèo. Và học cách sử dụng chất liệu thực vật này để làm ra một thứ nguyên vật liệu có giá trị về kinh tế, cho đời sống dân cư và cho công nghiệp.
Cho đến nay bèo là vấn nạn đối với những người đánh cá, đối với cuộc sống mọi người, chứ không liên quan đến công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, có một sự quan tâm mới đối với lợi ích kinh tế của thực vật này. Đứng trước hiểm họa bèo lan vào các nhà máy thủy điện, chúng ta hy vọng rằng loài cây này sẽ được giới công nghiệp chú ý hơn. »
Vào thời điểm thành lập năm 1999, Tema - một doanh nghiệp Mêhicô, chuyên môn hóa trong lĩnh vực môi trường, do Lorenzo và Carlos Vargas lập ra - đã nhận được một hợp đồng làm sạch một đập nước bị bèo phủ kín. Hai người, vốn rất quan tâm đến sinh thái học, đã đặt câu hỏi về ích lợi của loại cây này và về những giá trị mà chúng có thể mang lại. Đại diện của Tema cho biết, khi làm việc tại một đập thủy điện ở Mêhicô, đã quan sát thấy :
« Tại nhiều vùng nước, có các loài động vật, như bò hay lợn sinh sống, lấy bèo làm nguồn thực phẩm chính. Chúng ta thấy các bò sữa này béo và cho ra sữa ngon. Khi phân tích, chúng tôi thấy là sữa của bò này đáp ứng được mọi tiêu chuẩn vệ sinh đối với người tiêu thụ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi ý thức được rằng bèo có thể dùng như một thứ thức ăn. Chúng tôi cũng quan sát thấy, khi bèo được phơi khô trên bờ, có hàng đàn kiến và ong đến hút lấy các chất ngọt có trong bèo. Chúng tôi bổ sung quan sát này bằng cách tham khảo những nghiên cứu của Đại học tự trị Mêhicô về nồng độ đường trong bèo, và bởi các Viện nghiên cứu quốc tế và quốc gia khác ».
Tema tiếp cận với các nhà nghiên cứu của Đại học tự trị Mêhicô và Viện IRD Pháp, đã nghiên cứu về bèo từ mươi năm nay. Các nghiên cứu cho thấy trong bèo có chứa nhiều protéine và polysaccharides (nhóm chất hữu cơ rất phổ biến bao gồm các loại như : tinh bột, glycogen, cellulose…). Theo nhà nghiên cứu Isabelle Games, trong bèo có chứa nhiều chất cho phép chiết xuất được oligomère, là một chất quý, hiện nay chỉ được tổng hợp từ hóa chất với giá thành rất cao….
Tuy nhiên, trong số các ứng dụng đối với bèo, Tema đặc biệt quan tâm đến phương diện dùng bèo để tạo các sợi có độ hút chất lỏng cao :
« Tema là một doanh nghiệp chuyên về bèo. Giải pháp của chúng tôi là cung cấp các kỹ thuật dùng ngay được cho các cộng đồng địa phương, và cho các cơ quan chính phủ phụ trách quản lý các vùng mặt nước trên toàn quốc. Kỹ thuật này cho phép chúng ta lấy ra được các sợi. Chúng tôi thu hoạch bèo tại các vùng mặt nước và chuyển chúng thành các sợi hữu cơ. Các sợi này chúng tôi chế biến thành các vật liệu mới, có độ hút rất cao, có thể được sử dụng trong các ngành công nghiệp, như các chất hút dầu, hút a-xít, các chất tẩy, cũng như để hút các hóa chất đủ loại… Bằng việc chiết suất này, chúng tôi làm cho nước bớt bị ô nhiễm và việc không dùng các hóa chất gây ô nhiễm, trong các hoạt động tẩy rửa, cũng làm giảm đáng kể lượng nước bị nhiễm độc được đổ xuống cống ».
Khắp nơi ở Mêhicô, bèo được lấy lên từ nước, được phơi khô, rồi nghiền ra, cho vào túi, trước khi được đưa đến nhà máy San Luis Potosi, nằm tại một thành phố mỏ, cách đây 85 km về phía bắc, nơi các vấn nạn môi trường là rất nghiêm trọng.
Đại diện công ty Tema giải thích về các công đoạn sản xuất vật liệu sợi hút làm từ bèo :
« Có ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất diễn ra ngay tại các vùng nước. Chúng tôi lấy bèo lên khỏi nước để đưa lên bờ. Hiện tại khu vực nước chúng tôi đang làm rộng 22 ha. Cần có 8 người làm việc tại đây để đưa bèo lên. Giai đoạn thứ hai là sơ chế bèo. Bèo được phơi khô ngoài trời trong mùa nắng, và được sấy vào mùa mưa. Chúng tôi tiến hành thanh lọc bèo khỏi các loại rác rưởi, nilon và đủ thứ đồ khác để chỉ còn lại tuyền bèo khô sẵn sàng cho khâu chế biến.
Tiếp theo đó, bèo khô được nghiền nát để thành một thứ bột. Một cân bột này có khả năng hút được 4 đến 5 kg chất lỏng. Giai đoạn thứ ba là hoàn tất sản phẩm tại nhà máy San Luis Potosi. Trong số các sản phẩm, có gối hút ẩm, các tấm ngăn, các túi hạt với đủ loai kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, tùy theo nhu cầu của khách hàng… Việc sử dụng các sợi hút này được ứng dụng trong phạm vi rất rộng và được quan tâm rất nhiều, vì tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với vấn đề rò rỉ. »
Việc khai thác bèo có tại 70.000 ha mặt nước cho phép sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn sợi hút/năm. Đây là lượng vật chất cho phép xử lý được tất cả những rò rỉ trên khắp Mêhicô. Đây là một nguồn tạo công ăn việc làm không thể coi nhẹ. Ngay lập tức tại Mêhicô, 5.000 chỗ làm trong lĩnh vực chăm sóc các vùng mặt nước, giải quyết được việc làm cho khu vực nông thôn.
Thông tín viên RFI đưa chúng ta tới phòng thí nghiệm của doanh nghiệp Tema. Người kỹ sư hóa chất biểu diễn cho chúng ta thấy mức độ thẩm hút của sợi bèo, bắt đầu với các chất dễ hút và kết thúc với chất khó nhất là dầu mỏ bị rò từ các trạm khai thác dầu trong vùng vịnh Mêhicô. Sợi bèo đã giúp cho việc tẩy sạch dầu không còn vết nào. Khả năng thẩm hút của bèo thật là kỳ diệu. Chuyên gia thuộc phòng thí nghiệm của Tema giải thích :
« Cây bèo cấu thành từ các sợi thể hang. Nghiên cứu của phòng thí nghiệm của chúng tôi cho thấy cấu trúc thể hang và xốp này giúp cho cây hút được lượng chất lỏng rất lớn. Chúng tôi đã đạt được đến chỗ, một khi loài cây này được xử lý, bột bèo có thể hút được lượng chất lỏng từ 4 đến 5 lần trọng lượng của riêng nó, từ dầu thông thường, dầu máy bay… và cả xăng nữa, đến tối đa là 50 lần trong trường hợp thủy triều đen. Vì dầu thô rất đậm đặc trong trường hợp thủy triều đen, nên độ hút của sợi bèo cũng tăng lên.
Sợi bèo có thể được sử dụng, ví dụ để khống chế một lượng dầu 20 lít rò rỉ trong vòng 15 phút. Đơn giản là rải bột lên chỗ bị rò, rồi sau đó thu lại khối hỗn hợp này để đưa đi nơi khác.
Đây là chất liệu lý tưởng để khống chế thủy triều đen. Việc trước tiên là khoanh lại khu vực bị dầu tràn. Tiếp theo đó, đối với những nơi bị rò rỉ, sử dụng các tấm ngăn do chúng tôi sản xuất. Một khi khu vực này được khoanh lại, thì ta rắc lên mặt nước các bột bèo. Toàn bộ dầu sẽ được hút ra khỏi mặt nước trong vòng một tiếng, một tiếng rưỡi.
Vật liệu này có thể được sử dụng ở vùng nước mặn cũng như nước ngọt. Nó rất hiệu quả để làm sạch khu vực ven bờ biển, cứu những cây bị dầu tràn, như tràm, đước… hay thậm chí các vùng đầm lầy. Công ty dầu mỏ Mêhicô là khách hàng quan trọng của chúng tôi. Bởi vì họ liên tục có các vấn đề rò rỉ. Ngay tại những dàn khai thác, khoảng 1 đến 2 % lượng dầu hút lên bị rò ra ngoài. Các công ty khai thác dầu luôn cần đến những chất liệu cho phép xử lý được lượng dầu này mà không làm tổn hại đến môi trường ».
Sản phẩm của Tema ngày càng được công nhận. Các hợp đồng đến với Tema từ tất cả các doanh nghiệp lớn. Năm 2005, chúng tôi nhận được Giải thưởng Sinh thái ; năm 2012, huy chương Cleantech dành cho doanh nghiệp ít gây ô nhiễm nhất tại Mêhicô. Và đặc biệt là Pemex, công ty dầu mỏ Mêhicô đã công nhận hiệu quả của chất sợi do chúng tôi sản xuất. Công ty này đã coi sản phẩm của chúng tôi là mẫu mực và yêu cầu các chi nhánh đặt hàng chúng tôi.
Từ một năm nay, Tema tiếp tục khai thác một hướng cách tân khác : Sử dụng bèo để sản xuất chất độn hút đồ phóng uế của các súc vật nuôi trong nhà, như chó, mèo… Đây là điều được giới thú y quan tâm trước hết, và chắc chắn các sản phẩm này sẽ thu hút người tiêu dùng trong tương lai.
Từ bèo có thể làm ra nhiều thứ. Doanh nghiệp Tema cộng tác chặt chẽ với một trung tâm nghiên cứu và cách tân ở thành phố San Luis Potosí. Ở đây các nhà hóa học nghiên cứu việc tái chế các chất hữu cơ, các nhà chế biến thực phẩm thì tìm cách làm ra món bánh tráng miệng từ nguyên liệu bèo, cũng có nhà nghiên cứu tìm tòi việc chế tạo nylon tự hủy từ bèo…
Tương lai của nhiều sáng kiến chế tạo các sản phẩm mới vẫn còn nằm trong các phòng thí nghiệm. Bèo cũng có thể là vật liệu cho việc chế tạo sinh khối tạo năng lượng, hay chất liệu để chế tạo xăng thực vật mà nhân loại ngày mai sẽ cần đến.
Trong thời gian sắp tới, tương lai sẽ chứng kiến những thay đổi lớn mang lại cho bèo một đời sống thứ hai đầy hứa hẹn.
Tạp chí khoa học tuần này xin khép lại, với một sáng kiến mới chế tạo nhựa từ tảo biển.
Tác giả của sáng kiến này là Rémy Lucas, 43 tuổi. Ông đã từng làm việc trong 15 năm trong lĩnh vực đồ nhựa. Rémy Lucas kể lại, một hôm, ông nghĩ có thể dùng tảo biển để chế tạo các sản phẩm nhựa. Điều này không đến một cách ngẫu nhiên. Nghề truyền thống của ông bà Lucas là cắt tảo bên bờ biển xứ Bretagne, phơi khô trên các ngọn đồi, để sau đó sử dụng làm phân bón. Rémy Lucas giới thiệu với chúng ta một chiếc nắp nồi 100% làm từ tảo biển.Algopack, doanh nghiệp do Rémy Lucas sáng lập năm 2010, là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới chế được nhựa 100% làm từ thực vật biển, không hề có sự tham gia của hóa chất và không hề tạo ra các chất thải độc hại nào. Rémy Lucas giải thích :
« Vật liệu mà chúng tôi sử dụng là vô tận, hoặc chúng ta khai thác từ môi trường tự nhiên, tuy nhiên tôi không muốn lạm dụng nó, vì không muốn làm suy thoái môi trường sinh thái. Giải pháp thứ hai là cấy trồng tảo trong các bể, sau đó phát triển chúng ở ngoài biển. Như vậy chúng ta không làm suy thoái môi trường tự nhiên, mà chỉ mượn chỗ ở môi trường và đồng thời mang lại thêm các lợi ích cho môi trường. Vì tảo là một thực vật hút carbon tuyệt vời. Đó là một chiếc giếng carbon. Tảo hết sức có lợi về phương diện này, vì loài thực vật này không hề cần đến thuốc trừ sâu, cũng như phân bón, và nước. Theo tôi, tảo là một trong các nguyên liệu lý tưởng nhất ».
Kết thúc chương trình, tạp chí RFI rất mong quý thính giả, nếu phát hiện thấy các sáng kiến khác trong lĩnh vực, tại chính nơi cư trú của quý vị, xin quý vị giới thiệu cho chương trình của chúng tôi. Xin tạm biệt và hẹn gặp lại.
Trọng Thành (RFI)
Ba mươi năm sau, người ta tìm thấy nó tại Mêhicô và ở tiểu bang Florida, rồi ở Châu Á và Châu Phi. Hiện tại, loài bèo này trở thành một tai họa trên các dòng sông khắp nơi trên thế giới, như Nil, Niger, Congo, Zair… trên các hồ lớn của Châu Phi, như Victoria, Taganyika, Malawi. Nó xâm chiếm phía nam Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Gần đây, chính tại Mêhicô, mà thông tín viên RFI Patrice Gouy tại Mêhicô đã phát hiện ra những sáng kiến mới cho phép biến thảm họa tự nhiên này thành một thế mạnh kinh tế phi thường.
Địa điểm đầu tiên thông tín viên RFI đưa chúng ta tới là vườn nổi Xochimilco, địa điểm du lịch nổi tiếng, được Unesco xếp hạng di sản nhân loại. Đây là một trung tâm nông nghiệp thuở xưa của người thổ dân Azteque. Nơi đây từng là vùng cung cấp thực phẩm cho kinh đô Tenochtitlán, được người Azteque lập nên vào năm 1321. Xochimilco, tiếng địa phương có nghĩa là nơi nở hoa, là nơi có một địa hình đặc biệt, với nhiều mảnh đất nổi và nối liền chúng với nhau là các kênh, rạch. Phương tiện đi lại ở đây chủ yếu là thuyền. Địa điểm này là nơi du lịch đặc biệt ưu thích của người Mêhicô vào cuối tuần, với rất nhiều âm nhạc và màu sắc rực rỡ.
Tím duyên dáng mà tai hại
Đối thủ vô hình của khu vườn nổi Xochimilko là các công trình đô thị, nhưng đặc biệt là cuộc xâm lấn dữ dội của bèo.
Người phụ trách bảo trì khu vực Xochimilko cho chúng tôi biết bèo Mêhicô có gốc gác tại đây. Nhưng thời gian gần đây, bèo này đã bị bèo Brazil xâm lấn. Loại bèo này đã được đưa vào các kênh đào Xochimilko vào thế kỷ trước. Lúc đó, Xochimilko đã là một trung tâm du lịch. Loài bèo Brazil này được đưa vào đây để làm tăng thêm vẻ đẹp của chốn này. Vì khi nở, hoa bèo có màu tím biếc rất duyên dáng. Vấn đề ở chỗ là loài bèo này không có đối thủ tự nhiên nào để khắc chế. Bèo Brazil đã phát triển mà không có bất cứ thực vật hay động vật nào ngăn chặn được. Và sự phát triển của loại bèo này nhanh chóng trở nên không kiểm soát nổi.
Người phụ trách khu vực Xochimilko cho biết những tai họa do bèo gây ra tại đây :
« Loại bèo này khiến thuyền không di chuyển được, cản trở việc vận chuyển nông sản từ nông thôn đến các chợ. Ở đây có nhiều nhà nông, nhà nuôi gia súc, và đây cũng là một vùng du lịch, nên bèo thực sự là một thảm họa. Vào hai ngày cuối tuần, ở đây khách du lịch đông đặc, việc di chuyển bằng thuyền rất khó khăn. Việc đi lại của các nhạc công, những người bán hoa, bán hàng đồ ăn rong cũng gặp trở ngại. Sự phát triển thái quá của bèo cũng cản trở việc sinh trưởng của cá và các hoạt động đánh bắt. Tại các kênh đào không được làm sạch, việc di chuyển rất khó, vì thuyền bị rễ bèo làm kẹt. Rễ loại cây này dài đến 0,5 mét ».
Khắp nơi trên thế giới, bèo gây trở ngại cho vận tải thủy, làm nghẽn các động cơ của của các nhà máy thủy điện, hút nước khiến sông ngòi khô cạn và làm suy giảm đa dạng sinh thái. Từ lâu, người nông dân đã sử dụng bèo để làm phân bón. Việc dùng bèo này làm phân bón mang lại rất nhiều ích lợi cho đất.
Triệt được bèo rất khó
Nhưng tốc độ phát triển của bèo nhanh hơn là việc người ta tiêu diệt nó. Khắp nơi trên thế giới, người ta nghĩ cách thoát khỏi nạn bèo. Nhìn chung, các hoạt động tiêu diệt bèo, chủ yếu mang tính cơ học. Người phụ trách khu du lịch cho biết :
« Cái mà ông thấy ở đây là cách loại trừ bỏ bèo theo kiểu cổ điển. Người ta sử dụng những cái gầu để đưa bèo lên bờ. Trước khi đưa máy móc vào sử dụng, chúng tôi từng dùng các chât hóa học để diệt bèo, nhưng phần còn lại của hóa chất nằm lại dưới đáy nước. Kỹ thuật này không mang lại các kết quả tốt. Trước đây, chúng tôi cũng đã từng sử dụng một số loại động vật, như lợn biển để diệt bèo, bất hạnh thay là chúng chết ngay khi được đưa vào môi trường này. Bây giờ, chúng tôi sử dụng các thuyền với gầu múc. Sau đó, bèo được chuyển lên bờ để phơi trên mặt bờ sông cho khô. Tàu hoạt động liên tục. Hàng ngày chúng tôi đưa lên bờ khoảng 20 đến 30 mét khối, tương đương với từ 3 đến 4 xe ben ».
Đối với nhà khoa học Isabelle Gaime, IRD (Viện nghiên cứu phát triển) Marseilles, đang làm việc tại Mêhicô, cộng tác chặt chẽ với Đại học tự trị Mêhicô, thì bèo mang lại nhiều ích lợi.
« Theo chúng tôi, không thể nào tiêu diệt được giống bèo, vì nó có sức xâm lấn mạnh mẽ, sức sinh sản cao và gây tổn hại cho nhiều hoạt động của con người, như các công trình thủy điện. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về cách ủ bèo để phân hủy chúng, nhưng chúng tôi gặp phải một vấn đề khó, tức là cái giá của việc thu lượm bèo, do đó cũng là giá vận chuyển, đặc biệt do bèo có thể tích rất lớn, với 90% bèo là nước.
Điều mà chúng tôi đề nghị cần làm là thuần hóa bèo, kiểm soát và quản lý loài cây này. Bằng cách sử dụng các tiềm năng tích cực, tức là khả năng lọc của bèo, vốn tính năng thanh lọc các mặt nước của bèo. Và học cách sử dụng chất liệu thực vật này để làm ra một thứ nguyên vật liệu có giá trị về kinh tế, cho đời sống dân cư và cho công nghiệp.
Cho đến nay bèo là vấn nạn đối với những người đánh cá, đối với cuộc sống mọi người, chứ không liên quan đến công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, có một sự quan tâm mới đối với lợi ích kinh tế của thực vật này. Đứng trước hiểm họa bèo lan vào các nhà máy thủy điện, chúng ta hy vọng rằng loài cây này sẽ được giới công nghiệp chú ý hơn. »
Bèo chứa nhiều chất bổ
Vào thời điểm thành lập năm 1999, Tema - một doanh nghiệp Mêhicô, chuyên môn hóa trong lĩnh vực môi trường, do Lorenzo và Carlos Vargas lập ra - đã nhận được một hợp đồng làm sạch một đập nước bị bèo phủ kín. Hai người, vốn rất quan tâm đến sinh thái học, đã đặt câu hỏi về ích lợi của loại cây này và về những giá trị mà chúng có thể mang lại. Đại diện của Tema cho biết, khi làm việc tại một đập thủy điện ở Mêhicô, đã quan sát thấy :
« Tại nhiều vùng nước, có các loài động vật, như bò hay lợn sinh sống, lấy bèo làm nguồn thực phẩm chính. Chúng ta thấy các bò sữa này béo và cho ra sữa ngon. Khi phân tích, chúng tôi thấy là sữa của bò này đáp ứng được mọi tiêu chuẩn vệ sinh đối với người tiêu thụ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi ý thức được rằng bèo có thể dùng như một thứ thức ăn. Chúng tôi cũng quan sát thấy, khi bèo được phơi khô trên bờ, có hàng đàn kiến và ong đến hút lấy các chất ngọt có trong bèo. Chúng tôi bổ sung quan sát này bằng cách tham khảo những nghiên cứu của Đại học tự trị Mêhicô về nồng độ đường trong bèo, và bởi các Viện nghiên cứu quốc tế và quốc gia khác ».
Tema tiếp cận với các nhà nghiên cứu của Đại học tự trị Mêhicô và Viện IRD Pháp, đã nghiên cứu về bèo từ mươi năm nay. Các nghiên cứu cho thấy trong bèo có chứa nhiều protéine và polysaccharides (nhóm chất hữu cơ rất phổ biến bao gồm các loại như : tinh bột, glycogen, cellulose…). Theo nhà nghiên cứu Isabelle Games, trong bèo có chứa nhiều chất cho phép chiết xuất được oligomère, là một chất quý, hiện nay chỉ được tổng hợp từ hóa chất với giá thành rất cao….
Tính năng tuyệt vời của bèo : Hút lỏng
Tuy nhiên, trong số các ứng dụng đối với bèo, Tema đặc biệt quan tâm đến phương diện dùng bèo để tạo các sợi có độ hút chất lỏng cao :
« Tema là một doanh nghiệp chuyên về bèo. Giải pháp của chúng tôi là cung cấp các kỹ thuật dùng ngay được cho các cộng đồng địa phương, và cho các cơ quan chính phủ phụ trách quản lý các vùng mặt nước trên toàn quốc. Kỹ thuật này cho phép chúng ta lấy ra được các sợi. Chúng tôi thu hoạch bèo tại các vùng mặt nước và chuyển chúng thành các sợi hữu cơ. Các sợi này chúng tôi chế biến thành các vật liệu mới, có độ hút rất cao, có thể được sử dụng trong các ngành công nghiệp, như các chất hút dầu, hút a-xít, các chất tẩy, cũng như để hút các hóa chất đủ loại… Bằng việc chiết suất này, chúng tôi làm cho nước bớt bị ô nhiễm và việc không dùng các hóa chất gây ô nhiễm, trong các hoạt động tẩy rửa, cũng làm giảm đáng kể lượng nước bị nhiễm độc được đổ xuống cống ».
Khắp nơi ở Mêhicô, bèo được lấy lên từ nước, được phơi khô, rồi nghiền ra, cho vào túi, trước khi được đưa đến nhà máy San Luis Potosi, nằm tại một thành phố mỏ, cách đây 85 km về phía bắc, nơi các vấn nạn môi trường là rất nghiêm trọng.
Đại diện công ty Tema giải thích về các công đoạn sản xuất vật liệu sợi hút làm từ bèo :
« Có ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất diễn ra ngay tại các vùng nước. Chúng tôi lấy bèo lên khỏi nước để đưa lên bờ. Hiện tại khu vực nước chúng tôi đang làm rộng 22 ha. Cần có 8 người làm việc tại đây để đưa bèo lên. Giai đoạn thứ hai là sơ chế bèo. Bèo được phơi khô ngoài trời trong mùa nắng, và được sấy vào mùa mưa. Chúng tôi tiến hành thanh lọc bèo khỏi các loại rác rưởi, nilon và đủ thứ đồ khác để chỉ còn lại tuyền bèo khô sẵn sàng cho khâu chế biến.
Tiếp theo đó, bèo khô được nghiền nát để thành một thứ bột. Một cân bột này có khả năng hút được 4 đến 5 kg chất lỏng. Giai đoạn thứ ba là hoàn tất sản phẩm tại nhà máy San Luis Potosi. Trong số các sản phẩm, có gối hút ẩm, các tấm ngăn, các túi hạt với đủ loai kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, tùy theo nhu cầu của khách hàng… Việc sử dụng các sợi hút này được ứng dụng trong phạm vi rất rộng và được quan tâm rất nhiều, vì tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với vấn đề rò rỉ. »
Việc khai thác bèo có tại 70.000 ha mặt nước cho phép sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn sợi hút/năm. Đây là lượng vật chất cho phép xử lý được tất cả những rò rỉ trên khắp Mêhicô. Đây là một nguồn tạo công ăn việc làm không thể coi nhẹ. Ngay lập tức tại Mêhicô, 5.000 chỗ làm trong lĩnh vực chăm sóc các vùng mặt nước, giải quyết được việc làm cho khu vực nông thôn.
Bột bèo hút thủy triều đen rất hiệu quả
Thông tín viên RFI đưa chúng ta tới phòng thí nghiệm của doanh nghiệp Tema. Người kỹ sư hóa chất biểu diễn cho chúng ta thấy mức độ thẩm hút của sợi bèo, bắt đầu với các chất dễ hút và kết thúc với chất khó nhất là dầu mỏ bị rò từ các trạm khai thác dầu trong vùng vịnh Mêhicô. Sợi bèo đã giúp cho việc tẩy sạch dầu không còn vết nào. Khả năng thẩm hút của bèo thật là kỳ diệu. Chuyên gia thuộc phòng thí nghiệm của Tema giải thích :
« Cây bèo cấu thành từ các sợi thể hang. Nghiên cứu của phòng thí nghiệm của chúng tôi cho thấy cấu trúc thể hang và xốp này giúp cho cây hút được lượng chất lỏng rất lớn. Chúng tôi đã đạt được đến chỗ, một khi loài cây này được xử lý, bột bèo có thể hút được lượng chất lỏng từ 4 đến 5 lần trọng lượng của riêng nó, từ dầu thông thường, dầu máy bay… và cả xăng nữa, đến tối đa là 50 lần trong trường hợp thủy triều đen. Vì dầu thô rất đậm đặc trong trường hợp thủy triều đen, nên độ hút của sợi bèo cũng tăng lên.
Sợi bèo có thể được sử dụng, ví dụ để khống chế một lượng dầu 20 lít rò rỉ trong vòng 15 phút. Đơn giản là rải bột lên chỗ bị rò, rồi sau đó thu lại khối hỗn hợp này để đưa đi nơi khác.
Đây là chất liệu lý tưởng để khống chế thủy triều đen. Việc trước tiên là khoanh lại khu vực bị dầu tràn. Tiếp theo đó, đối với những nơi bị rò rỉ, sử dụng các tấm ngăn do chúng tôi sản xuất. Một khi khu vực này được khoanh lại, thì ta rắc lên mặt nước các bột bèo. Toàn bộ dầu sẽ được hút ra khỏi mặt nước trong vòng một tiếng, một tiếng rưỡi.
Vật liệu này có thể được sử dụng ở vùng nước mặn cũng như nước ngọt. Nó rất hiệu quả để làm sạch khu vực ven bờ biển, cứu những cây bị dầu tràn, như tràm, đước… hay thậm chí các vùng đầm lầy. Công ty dầu mỏ Mêhicô là khách hàng quan trọng của chúng tôi. Bởi vì họ liên tục có các vấn đề rò rỉ. Ngay tại những dàn khai thác, khoảng 1 đến 2 % lượng dầu hút lên bị rò ra ngoài. Các công ty khai thác dầu luôn cần đến những chất liệu cho phép xử lý được lượng dầu này mà không làm tổn hại đến môi trường ».
Sản phẩm của Tema ngày càng được công nhận. Các hợp đồng đến với Tema từ tất cả các doanh nghiệp lớn. Năm 2005, chúng tôi nhận được Giải thưởng Sinh thái ; năm 2012, huy chương Cleantech dành cho doanh nghiệp ít gây ô nhiễm nhất tại Mêhicô. Và đặc biệt là Pemex, công ty dầu mỏ Mêhicô đã công nhận hiệu quả của chất sợi do chúng tôi sản xuất. Công ty này đã coi sản phẩm của chúng tôi là mẫu mực và yêu cầu các chi nhánh đặt hàng chúng tôi.
Những ứng dụng khác của bèo : Chất dẻo, bánh ăn, đồ độn...
Từ một năm nay, Tema tiếp tục khai thác một hướng cách tân khác : Sử dụng bèo để sản xuất chất độn hút đồ phóng uế của các súc vật nuôi trong nhà, như chó, mèo… Đây là điều được giới thú y quan tâm trước hết, và chắc chắn các sản phẩm này sẽ thu hút người tiêu dùng trong tương lai.
Từ bèo có thể làm ra nhiều thứ. Doanh nghiệp Tema cộng tác chặt chẽ với một trung tâm nghiên cứu và cách tân ở thành phố San Luis Potosí. Ở đây các nhà hóa học nghiên cứu việc tái chế các chất hữu cơ, các nhà chế biến thực phẩm thì tìm cách làm ra món bánh tráng miệng từ nguyên liệu bèo, cũng có nhà nghiên cứu tìm tòi việc chế tạo nylon tự hủy từ bèo…
Tương lai của nhiều sáng kiến chế tạo các sản phẩm mới vẫn còn nằm trong các phòng thí nghiệm. Bèo cũng có thể là vật liệu cho việc chế tạo sinh khối tạo năng lượng, hay chất liệu để chế tạo xăng thực vật mà nhân loại ngày mai sẽ cần đến.
Trong thời gian sắp tới, tương lai sẽ chứng kiến những thay đổi lớn mang lại cho bèo một đời sống thứ hai đầy hứa hẹn.
Làm nhựa từ tảo biển
Tạp chí khoa học tuần này xin khép lại, với một sáng kiến mới chế tạo nhựa từ tảo biển.
Tác giả của sáng kiến này là Rémy Lucas, 43 tuổi. Ông đã từng làm việc trong 15 năm trong lĩnh vực đồ nhựa. Rémy Lucas kể lại, một hôm, ông nghĩ có thể dùng tảo biển để chế tạo các sản phẩm nhựa. Điều này không đến một cách ngẫu nhiên. Nghề truyền thống của ông bà Lucas là cắt tảo bên bờ biển xứ Bretagne, phơi khô trên các ngọn đồi, để sau đó sử dụng làm phân bón. Rémy Lucas giới thiệu với chúng ta một chiếc nắp nồi 100% làm từ tảo biển.Algopack, doanh nghiệp do Rémy Lucas sáng lập năm 2010, là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới chế được nhựa 100% làm từ thực vật biển, không hề có sự tham gia của hóa chất và không hề tạo ra các chất thải độc hại nào. Rémy Lucas giải thích :
« Vật liệu mà chúng tôi sử dụng là vô tận, hoặc chúng ta khai thác từ môi trường tự nhiên, tuy nhiên tôi không muốn lạm dụng nó, vì không muốn làm suy thoái môi trường sinh thái. Giải pháp thứ hai là cấy trồng tảo trong các bể, sau đó phát triển chúng ở ngoài biển. Như vậy chúng ta không làm suy thoái môi trường tự nhiên, mà chỉ mượn chỗ ở môi trường và đồng thời mang lại thêm các lợi ích cho môi trường. Vì tảo là một thực vật hút carbon tuyệt vời. Đó là một chiếc giếng carbon. Tảo hết sức có lợi về phương diện này, vì loài thực vật này không hề cần đến thuốc trừ sâu, cũng như phân bón, và nước. Theo tôi, tảo là một trong các nguyên liệu lý tưởng nhất ».
Kết thúc chương trình, tạp chí RFI rất mong quý thính giả, nếu phát hiện thấy các sáng kiến khác trong lĩnh vực, tại chính nơi cư trú của quý vị, xin quý vị giới thiệu cho chương trình của chúng tôi. Xin tạm biệt và hẹn gặp lại.
Trọng Thành (RFI)
No comments:
Post a Comment