Wednesday, August 7, 2013

Chiêu giảm stress cho người nghỉ hưu

Chiêu giảm stress cho người nghỉ hưu
Nghỉ hưu là thời điểm bạn có thể làm những gì mình thích bất cứ lúc nào và chẳng còn “cuộc đua” nào phải tham dự. Nhưng đôi khi mọi thứ không đơn giản như vậy. Mặt tích cực của việc nghỉ hưu là mang lại khoảng thời gian thú vị để bắt đầu thực hiện một sở thích hoặc công việc kinh doanh mới, hay đi du lịch tùy vào điều kiện và sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên nếu bạn chưa được chuẩn bị để đối mặt với những căng thẳng mới thường xuất hiện ở giai đoạn này trong cuộc đời, khoảng thời gian đó có thể khó khăn hơn cả trước khi về hưu.

Khi nghỉ hưu nhiều người cảm thấy bản thân phải học cách thích nghi với một thời gian biểu mới hoặc, chẳng có một thời gian biểu nào, ngày càng xa cách với bạn bè và gia đình, thấy mình bị cách ly với xã hội và đối mặt với một loạt vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng. Những stress về tiền bạc rất thường xảy ra khi về hưu, lúc bạn phải sống với thu nhập cố định và mức sống thấp hơn.

Trong giai đoạn chuyển giao đầy thách thức đó, stress được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó có thể gây ra bệnh tim, cao huyết áp, chứng đau thắt ngực và nhịp tim không đều.

Dưới đây là những bí quyết giúp bạn có thể kiểm soát những nguyên nhân gây stress để tận hưởng trọn vẹn những năm tháng nghỉ ngơi mà bạn hoàn toàn xứng đáng được hưởng.

1. Giao lưu xã hội là tối quan trọng

Cần xây dựng những mối quan hệ thân thiết, tham gia các hoạt động nhóm hay đến các dự những bữa ăn với hàng xóm. Kết nối với những người khác và một trong những điểm mấu chốt làm nên một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh. Hãy lên kế hoạch những hoạt động để thực hiện cùng bạn bè, những thành viên trong gia đình, tham gia các lớp học, tiếp tục học hỏi và tìm kiếm những niềm vui cho riêng mình.
Cần xây dựng những mối quan hệ xã hội thân thiết khi về hưu. Ảnh: lives-nccr.ch

2. Lắng nghe và làm theo trái tim

Đây là cơ hội để bạn thực sự khám phá những điều mình thực sự mong muốn. Bạn muốn làm gì với khoảng thời gian “mới tìm ra” này? Tìm kiếm những điều đó bằng chính trực giác và khả năng của mình.

3. Chăm sóc sức khỏe cho bản thân

Chỉ có 33% người Mỹ được hỏi cho biết họ có sự linh hoạt về mặt thể chất tốt hay xuất sắc. Không nên dừng các hoạt động thể chất khi về hưu. Tuy nhiên cần bảo vệ bản thân khỏi những chấn thương ví dụ như khớp xương để cơ thể luôn nhanh nhẹn, hoạt bát. Đây cũng là khoảng thời gian bạn cần ăn uống cẩn thận hơn bao giờ hết, ngủ đủ giấc và nhờ sự giúp đỡ về thể chất khi cần.

4. Giám sát sức khỏe tinh thần

Trầm cảm có thể dẫn đến bệnh tim và ngược lại, do vậy, cần chú ý tới biểu hiện của cả hai và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về sức khỏe.

5. Thử kỹ thuật Heart Lock-In
Những cảm xúc đẹp khi về hưu giúp giảm stress hiệu quả. Ảnh: healthinsurancesinfo
Kỹ thuật này giúp tạo ra và duy trì sự liên kết với trái tim, giúp giảm stress.

- Chuyển sự chú ý tới vùng trái tim và từ từ hít thở sâu.

- Xây dựng và duy trì một cảm giác cảm kích hoặc sự quan tâm cho một người hoặc một việc nào đó trong cuộc đời mình

- Bộc lộ những cảm xúc đó về sự quan tâm hay cảm kích trong năm phút hoặc dài hơn.

- Tiếp thu những chỉ dẫn của trực giác. Liệu có những gì trái tim đang cảm thấy hay đang nói cho bạn biết vào thời điểm đó?

6. Thể hiện lòng cảm kích và sự biết ơn

Như một thói quen được mặc định trong đời. Điều này có thể làm kích hoạt hệ thống sinh hóa của cơ thể giúp giảm stress và làm ổn định tinh thần.

7. Tìm kiếm những “lối thoát” sáng tạo

Việc thể hiện bản thân, học hỏi những điều mới mẻ và sáng tạo có thể tạo ra niềm vui và đem tới sự thanh thản cho tinh thần cũng như duy trì sức khỏe tổng quát. Hãy giải tỏa căng thẳng và biến cuộc sống khi về hưu trở thành một cách để tận hưởng những năm tháng an nhàn như một phần thưởng cho bản thân mình.

8. Kiểm soát stress về tiền bạc

Kiểm soát tốt tiền bạc khi nghỉ hưu giúp giảm bạn stress. Ảnh: nflplayerengagement
Theo một khảo sát mới, 73% người Mỹ cho thấy việc tiết kiệm và đầu tư khi về hưu là những nguyên nhân gây căng thẳng và lo âu. 19% người Mỹ được khảo sát vào trước đó cảm thấy tự tin rằng mình hoàn toàn có thể kiểm soát tốt khoảng thời gian về hưu. Chỉ 30% người đã nghỉ hưu cảm thấy mình ổn.

Nếu bạn chưa nghỉ hưu, hãy chuẩn bị tinh thần cho bản thân tốt nhất có thể, trong đó bao gồm cả việc trả hết nợ nần. Nếu bạn đã về hưu, hãy cắt giảm những chi phí không cần thiết, sống trong phạm vi ngân sách mà mình có, chia sẻ với những người về hưu khác và tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống đơn giản.

Thu Hiền (Theo Care 2)


Tình dục là 'thần dược' tuổi già
Tình dục ở người cao tuổi, nếu được duy trì một cách thường xuyên, không những giúp bảo vệ sức khỏe thể lực, mà còn duy trì sức khỏe tinh thần.

Những nghiên cứu về tình dục ở người cao tuổi lâu nay đều cho thấy tác dụng tích cực. Một báo cáo khoa học mới được công bố tại Đức cho thấy, tình dục ở người cao tuổi nếu được duy trì một cách thường xuyên, vừa giúp bảo vệ sức khỏe thể lực, vừa duy trì sức khỏe tinh thần.
Theo ý kiến của các nhà khoa học Trường Đại học Rostok (Đức), “giao ban” ở người cao tuổi có thể là cách thay thế cho những trò chơi logic thường được các nhà tâm lý áp dụng để rèn luyện bộ não, tránh cho họ những hiện tượng não suy do tuổi tác mang lại. Ngay cả những cụ già ở tuổi thất tuần, nếu vẫn tích cực quan tâm đến chuyện gối chăn đều tỏ ra những người minh mẫn, không mất sự định hướng không gian và tránh sự suy giảm trí nhớ.

Trong nghiên cứu của mình, giáo sư Peter Kropp và tiến sĩ Britta Meller đã tiến hành phỏng vấn 170 người ở lứa tuổi từ 63 đến 75 kết hợp với những trắc nghiệm trí tuệ và tâm lý. Kết quả cho thấy, sự thỏa mãn trong cuộc sống tình dục của các cụ liên quan chặt chẽ đến tình trạng hoạt động rất tốt của bộ não ở tuổi già. Các chuyên gia này cho biết: 57% các cụ ở tuổi 63 bày tỏ sự hài lòng với cuộc sống tình dục của mình. Điều hết sức thú vị là con số này ở các cụ đã 75 lại tăng lên tới 70%.
Khi còn trẻ, người ta cứ nghĩ rằng cuộc sống tình dục kết thúc cũng sớm thôi. Ví dụ những người trẻ ở tuổi 20 cho rằng đến tuổi 50 như bố mẹ mình thì chẳng quan tâm gì đến “chuyện ấy” nữa. Khi họ đã 40, họ đinh ninh các cụ bước vào tuổi thất tuần chắc đã “vĩnh biệt” chuyện gối chăn. Song đến lúc bản thân mình đã 50, họ cho rằng chắc phải đến 80 mới “liệt”...

Theo Giadinh.net

No comments:

Post a Comment