Sam Rainsy là ai và vì sao có những phát biểu như vậy?
Wikipedia: Sam Rainsy & Sam Sary
Rainsy 'học cao và ghét Việt Nam'
Nguyễn Văn Huy Gửi đến BBC từ Paris, Pháp
Sam Rainsy tuyên bố ủng hộ Trung Quốc bảo vệ đảo trên Biển Đông
Không bằng lòng với kết quả bầu cử 28/7/2013 ở Campuchia, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia, phủ nhận kết quả bầu cử do có nhiều sai phạm bầu cử nghiêm trọng và yêu cầu điều tra.Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử quốc hội sẽ được một ủy ban điều tra xem lại và chính thức công bố vào ngày 10/8.Sau khi công bố kết quả, các đảng phái có thể khiếu nại trong vòng một tháng, nếu không có đơn khiếu nại thì kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 14/8.
Đây là một thành công lớn đối với ông Sam Rainsy vì, mặc dù không ra ứng cử, yêu cầu của ông đã được chính quyền Hun Sen lắng nghe.
Nhưng ông nổi tiếng hơn cả ở Việt Nam vì các phát biểu của mình cả về̉ người Việt, cả về Biển Đông.
Ông Sam Rainsy là ai và vì sao có những phát biểu như vậy?
HAI LẦN ÂN XÁ
Ngày 12/7/2013 Sam Rainsy đã được quốc vương Norodom Sihamoni ân xá theo đơn xin của đương kim thủ tướng Hun Sen "vì lợi ích của đất nước và trên tinh thần hòa giải dân tộc".Ông Rainsy năm nay 64 tuổi (sinh năm 1949), đang sống lưu vong tại Pháp nhằm trốn tránh bản án xử vắng mặt 11 năm tù giam về tội tuyên truyền thông tin sai lạc và phá hoại tài sản quốc gia.
"Nhắc lại, ngày 25/10/2009, ông Sam Rainsy tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An của Việt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia, nhổ sáu cọc dấu tạm thời mang về Phnom Penh."
Chính quyền Việt Nam đã lên án hành động này của Sam Rainsy và gọi nó là "phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia" và yêu cầu chính quyền Campuchia có biện pháp "xử lý thích đáng" đối với hành vi đó.
Trước sự phá hoại này, chính quyền huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng làm đơn kiện ông ra tòa và Sam Rainsy bị kết án 2 năm tù ngày 27/01/2010.
Để tránh bị bỏ tù, ông Sam Rainsy bỏ chạy sang Pháp định cư, vì ông mang hai quốc tịch (Pháp và Campuchia).
Không bao lâu sau, ngày 23/9/2010 tòa án Phnom Penh tuyên phạt ông Sam Rainsy một bản án vắng mặt nặng nề hơn, 10 năm tù về tội giả mạo và công bố một bản đồ sai lạc về biên giới nhằm cản trở công tác phân giới cắm mốc của Campuchia với Việt Nam.
Không vì lý do rõ ràng nào ông Sam Rainsy luôn tỏ ra hận thù với chính quyền cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Gia đình ông và vòng đai thân thuộc của ông không hề bị chính quyền Việt Nam và người Việt Nam có hành vi nào gây thương tổn hay thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần.
'THÀNH CÔNG LỚN NHẤT'
Xuất thân từ một gia đình quyền quý, thân phụ ông là Sam Sary, một chính trị gia lỗi lạc dưới thời cố quốc vương Norodom Sihanouk trong thập niên 1950.Sau khi thân phụ ông bị thất sủng và bị ám sát năm 1965, ông Sam Rainsy được gia đình đưa sang Pháp tị nạn, lúc đó mới 16 tuổi.
Tại đây Sam Rainsy theo học những trường nổi tiếng như Lycée Janson de Sailly, sau đó là Sciences Po tại Paris và INSEAD (Intitut européen d’administration des affaires) tại Fontainebleau.
Tốt nghiệp ngành tài chánh ngân hàng, Sam Rainsy được tuyển dụng vào làm việc trong những ngân hàng lớn của Pháp, như BNP Paribas.
Bà Tioulong Saumura thông thạo các ngoại ngữ Pháp, Anh, Nhật và Nga vì đã theo học các truờng lớn tại các thủ đô Paris, Tokyo và Moskva, và tốt nghiệp các trường kinh tế tài chính lớn của Pháp như Institut d’Etudes Politiques de Parisnăm 1974, INSEAD de Fontainebleau năm 1980 và đã lần lượt nắm giữ những chức vụ lớn trong ngành ngân hàng và công ty bất động sản lớn của Pháp.
Sam Rainsy đã thành hôn với Tioulong Saumura năm 1971 và sinh được ba người con, tất cả đều mang tên Pháp: Sam Patrice, Sam Muriel và Sam Rachel.
Hai người có cùng một đam mê là chính trị, năm 1981 cả hai cùng gian nhập đảng FUNCINPEC do Norodom Sihanouk thành lập và con trai trưởng là Norodom Ranariddh điều hành.
Sự thù ghét Việt Nam của Sam Rainsy có lẽ bắt nguồn từ sau khi ông quen biết với gia đình Norodom, nhất là với Norodom Ranariddh (sinh năm 1944) tại Pháp, giáo sư môn chính trị học tại Đại học Aix-en-Provence.
Trong suốt thời gian trị vì, và có lẽ do bị thực dân Pháp cố tình nhồi nhét cho rằng chính Pháp đã cứu Campuchia ra khỏi họa thôn tính của Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19, nên Norodom Sihanouk luôn luôn thù ghét Việt Nam và đã bằng mọi cách triệt hạ uy tín của các chế độ miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và chính quyền cộng sản Việt Nam sau 1975.
Chính sự thù ghét này đã làm nảy sinh nhiều phong trào "cáp duồn" (chặt đầu người Việt) và thả trôi sông trong những năm 1970 và 1979, buộc quân đội Việt Nam tiến vào Campuchia can thiệp.
"Tại Pháp, Sam Rainsy tuy có nhiều bạn bè trong giới chính trị nhưng ít ai ủng hộ lập trường bài Việt của ông."
Bất chấp những tội ác do Khmer Đỏ gây ra cho dân tộc Campuchia, Norodom Sihanouk và những phe phái Khmer khác đã cùng nhau hợp tác chống lại phe Hun Sen, thân Việt Nam. Cái bất bình thường của giới chính trị gia Khmer là ở chỗ đó, vì không có hậu thuẫn của quần chúng bình dân phe nào cũng dùng lá bài chống Việt Nam để tranh phiếu.
Tại Pháp, Sam Rainsy tuy có nhiều bạn bè trong giới chính trị nhưng ít ai ủng hộ lập trường bài Việt của ông.
Những dân biểu trong Đảng xã hội Pháp như ông François Brottes, dân biểu quốc hội tỉnh Isère, chỉ yêu cầu chính phủ Pháp cưu mang Sam Rainsy khỏi bị kết án tại Campuchia.
BÀI XÍCH ĐỂ TRANH CỬ
Cũng như những đối thủ tranh cử thất bại khác, Sam Rainsy đã dùng chiêu bài tố cáo Việt Nam xâm chiếm Campuchia và xua đuổi cộng đồng người Việt ra khỏi lãnh thổ để tranh cử.Người Khmer đã bỏ phiếu cho Sam Rainsy không phải vì chống Việt Nam mà vì những hứa hẹn về tự do dân chủ và đời sống sung túc, khác với hứa hẹn đảng cầm quyền do Hun Sen lãnh đạo là ổn định và phát triển.
Không chấp nhận hợp tác với bất cứ đảng phái nào khác, năm 1998, Sam Rainsy lập ra một đảng mang tên mình, Đảng Sam Rainsy. Bắt đầu từ đây người ta thấy có cái gì không bình thường trong con người Sam Rainsy, hoặc là ông quá tự cao để không chấp nhận hợp tác với bất cứ một ai, hoặc ông quá tự kỷ vì chỉ thấy có mình là thông minh sáng suốt.
Lý do sau cùng này có lẽ đúng vì nếu so sánh trình độ kiến thức và học vị của những cấp lãnh đạo trong chính quyền Campuchia hiện nay, không ai có nhiều bằng cấp cao như Sam Rainsy. Và chính đó cũng là một vấn đề đối với Sam Rainsy, ông không được quần chúng bình dân và nông dân ủng hộ, và thành phần dân tộc này chiếm 80% dân số Khmer.
Sau nhiều lần thất bại trong các cuộc tranh cử, khẩu hiệu chống Việt Nam lần đầu tiên được Sam Rainsy sử dụng năm 2003, sau khi tố cáo đảng FUNCIPEC là tham nhũng và đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen là tai sai của Việt Nam. Số người dồn phiếu cho ứng cử viên Sam Rainsy tăng hẳn lên.
Tuy nhiên sự bài xích người Việt trong các chương trình tranh cử cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong sinh hoạt thường ngày của người Khmer.
CHÊNH LỆCH MỨC SỐNG
Cũng nên biết, đời sống thường ngày của người Khmer đã được phục hồi là do chính người Việt mang đến chứ không phải người Thái Lan."Nhiều người gốc Khmer đi bỏ phiếu đều tự nguyện làm quan sát viên để ngăn cản người Khmer gốc Việt có tên trong danh sách bỏ phiếu."
Với thời gian, những người Việt này đã gần như trở thành người Khmer và sinh sống như người Khmer, và có mức sống tương đối khá giả hơn những người Khmer ở thôn quê và các khu ngoại ô. Chính sự chênh lệch về mức sống này đã là đề tài tranh cử của các phe phái chính trị Khmer.
Trong lần tranh cử quốc hội lần này, những khẩu hiện bài xích người Việt càng hung hãn hơn.
Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia của ông tung ra một cương lĩnh tăng cường biện pháp siết chặt quản lý người nước ngoài nhập cảnh trái phép, đặc biệt là người Việt Nam, và được hưởng ứng mạnh.
Nhiều người gốc Khmer đi bỏ phiếu đều tự nguyện làm quan sát viên để ngăn cản người Khmer gốc Việt có tên trong danh sách bỏ phiếu.
Như để chuẩn bị cho những lần tranh cử sau đó, Sam Rainsy đang tìm cách lấy lòng Trung Quốc.
Trả lời kênh truyền hình Phượng hoàng của Hong Kong ngày 29/7, Sam Rainsy nói rằng đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia của ông sẽ xem Bắc Kinh là một đồng minh quan trọng...chúng tôi nghĩ là Trung Quốc có thể mang lại ảnh hưởng có tính cân bằng. Trung Quốc luôn luôn là đồng minh của Campuchia, giúp Campuchia bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình".
“Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi”.
Trong cơn men tranh cử, ông Sam Rainsy sẵn sàng tuyên bố bất cứ điều gì để tranh thủ cử tri Khmer, bất chấp những chủ trương hay tuyên bố đó có thể gây phương hại đến quan hệ hữu nghị với Việt Nam.
Sam Rainsy cũng bất chấp ký ức đau thương của người dân Khmer khi nói rằng chế độ Khmer Đỏ chỉ tồn tại có ba năm, nhưng Campuchia và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều thế kỷ nữa.
Nói chung, những khẩu hiệu bài xích Việt Nam của Sam Rainsy chỉ là những chiêu bài tranh cử, đó không phải là những suy nghĩ chính chắn của một người có trình độ học thức cao.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy từ Paris.
BBC: Ông Sam Rainsy nói gì?
Ông Sam Rainsy bị cáo buộc là bài Việt Nam
Tuần trước, chính phủ Việt Nam lên án hành động của lãnh đạo đối lập Campuchia Sam Rainsy, khi ông này tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An và tỉnh Svay Rieng, nhổ sáu cọc dấu tạm thời mang về Phnom Penh hôm 25/10.
Việt Nam cũng nói các phát biểu "vu cáo Việt Nam" của ông Sam Rainsy là nhằm mục đích phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia; và yêu cầu chính phủ Campuchia có biện pháp "xử lý thích đáng" đối với ông.Sau đó, chính quyền huyện Chantrea (tỉnh Svay Rieng) của Campuchia đã kiện ông ra tòa. Đài BBC có cuộc phỏng vấn với chính khách người Campuchia này về diễn biến mới nhất.
Sam Rainsy: Họ kiện tôi vì tội xâm hại tài sản công cộng, khiêu khích và phá hoại quan hệ Campuchia-Việt Nam. Tôi chưa quyết định có thuê luật sư hay không, nhưng tôi có đủ lý lẽ để tự biện hộ.
Chính tôi đang cố gắng bảo vệ nông dân Campuchia, những người đang bị mất đất mất rộng tại khu vực đường biên giới với Việt Nam.
BBC: Khi nào ông sẽ ra tòa, thưa ông?
Sam Rainsy: Tôi chưa biết, nhưng nếu muốn họ có thể tiến hành quá trình tố tụng rất nhanh chóng. Chính phủ Campuchia đang thử xem phản ứng của dân chúng và quốc tế thế nào rồi sẽ quyết định sẽ tiến hành vụ kiện ra sao. Tòa án Campuchia chỉ là công cụ chính trị của chính phủ và đảng cầm quyền để trấn áp những người đối lập mà thôi.
BBC: Ông có thể cho biết chuyện gì đã xảy ra hôm 25/10?
Sam Rainsy: Tôi đến tham dự một buổi lễ tôn giáo tại một ngôi chùa làng nằm không xa biên giới (với Việt Nam). Trong buổi lễ, một nhóm dân làng tới nơi gặp các dân biểu có mặt tại chỗ, trong đó có tôi.
Họ than phiền rằng chính quyền địa phương và chính phủ Việt Nam đã lấy đất của họ và xin chúng tôi can thiệp để họ có thể tiếp tục giữ quyền sở hữu ruộng đất mà họ đã sinh sống hàng thập niên nay.
Trong vị trí đại biểu Quốc hội, tôi không thể làm ngơ trước yêu cầu của họ được.
TIỂU SỬ
1949: Sinh tại Phnom Penh
1965: Sang Pháp
1989: Là đại diện ở châu Âu của Funcinpec
1993: Bộ trưởng tài chính
1994: Bị trục xuất khỏi Funcinpec
1995: Thành lập Đảng Quốc gia Khmer, sau đổi thành Đảng Sam Rainsy
2005: Rời đất nước sau khi mất quyền miễn tố của đại biểu quốc hội
2006: Trở về sau khi được Quốc vương Norodom Sihamoni miễn xá
1965: Sang Pháp
1989: Là đại diện ở châu Âu của Funcinpec
1993: Bộ trưởng tài chính
1994: Bị trục xuất khỏi Funcinpec
1995: Thành lập Đảng Quốc gia Khmer, sau đổi thành Đảng Sam Rainsy
2005: Rời đất nước sau khi mất quyền miễn tố của đại biểu quốc hội
2006: Trở về sau khi được Quốc vương Norodom Sihamoni miễn xá
Sam Rainsy: Vâng tất cả đều thuộc đảng của tôi (SRP). Mỗi năm chúng tôi, đồng nghiệp, bạn bè đều tổ chức thăm viếng, cúng lễ tại một ngôi chùa xa xôi nào đó. Các chùa nằm xa nhất là các chùa ở khu vực biên giới và thường người dân không có tiền nên chúng ở trong tình trạng khá tiêu điều.
Chúng tôi muốn giúp họ ít nhiều để tu bổ lại chùa chiền.
BBC: Ông bị nói là đã nhổ cọc mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia rồi mang về Phnom Penh.
Sam Rainsy: Tôi không nhổ cọc, chính người dân đã nhổ chúng rồi vứt đi. Đây là các cọc tạm, dựng lên để xem phản ứng của người dân trước khi họ dựng cột mốc thật, vi phạm quyền lợi của người dân địa phương.
BBC: Ông có lấy các cọc mốc đó không?
Sam Rainsy: Không, tôi không lấy chúng. Tôi không lấy chúng làm gì cả, các phóng viên hay người nào quan tâm xin cứ đến tận nơi để tìm hiểu.
BBC: Ông cũng bị nói là đã đưa ra nhiều phát biểu có tính vu cáo về quan hệ Việt Nam - Campuchia. Ông có chủ trương bài Việt Nam không?
Sam Rainsy: (im lặng vài giây) Không. Tôi chủ trương vì Campuchia.
BBC: Hồi năm 1998, trong quá trình vận động tranh cử, báo chí nói khá nhiều về việc ông hô hào chống Việt Nam, ông dùng từ 'yuon' (chỉ người Việt một cách miệt thị) nhiều lần trong các phát biểu của mình.
Sam Rainsy: Báo chí đã trích dẫn sai lời tôi và đặt các phát biểu của tôi ra ngoài ngữ cảnh.
BBC: Ông nghĩ sao về chính sách đối với Việt Nam của chính phủ hiện thời? Chúng tôi hỏi vậy là vì hoạt động vừa rồi của ông diễn ra tại khu vực đường biên với Việt Nam.
Sam Rainsy: Không, vấn đề căng thẳng hiện nay của Campuchia lại liên quan tới Thái Lan cơ. Hai nước đang ngày càng căng thẳng về chủ đề biên giới, trong đó có đền Preah Vihear.
Campuchia là một nước nhỏ, chúng tôi phải đối phó với nhiều vấn đề từ các nước láng giềng, không đơn cử nước láng giềng nào.
BBC: Nhưng rõ ràng ông bị chỉ trích là đã sử dụng lá bài 'bài Việt Nam' để vận động ủng hộ của cử tri...
Sam Rainsy: Tôi không cần phải sử dụng lá bài nào cả. Chính phủ đương quyền đã làm nhiều chuyện tồi tệ, Campuchia là một trong các quốc gia tham nhũng nhất thế giới.
Trung Quốc luôn luôn là đồng minh của Campuchia, giúp Campuchia bảo vệ độc lập.
Sam Rainsy
BBC: Ông có vừa nhắc tới các nước láng giềng. Xin hỏi ông về thái độ của ông đối với Trung Quốc và ảnh hưởng của Trung Quốc tại các nước thuộc Đông Dương cũ?
Sam Rainsy: Trung Quốc đang ngày càng có vai trò quan trọng. Nhưng Trung Quốc không có biên giới chung với Campuchia nên chúng tôi không sợ Trung Quốc. Ngược lại, chúng tôi nghĩ là Trung Quốc có thể mang lại ảnh hưởng có tính cân bằng.
Trung Quốc luôn luôn là đồng minh của Campuchia, giúp Campuchia bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
BBC: Ông không quên thời kỳ Khmer Đỏ đấy chứ, thưa ông?
Sam Rainsy: Thời kỳ đó chỉ là một tai nạn, chúng ta cần nghĩ tới tương lai lâu dài. Chế độ Khmer Đỏ thực ra chỉ tồn tại có ba năm, nhưng Campuchia và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều thế kỷ nữa.
No comments:
Post a Comment